LÃO TỬ XUẤT QUAN ĐI VỀ PHÍA TÂY HAY PHÍA ĐÔNG
Lão Tử 老子là triết học gia, tư tưởng gia thời cổ Trung Quốc và
cũng là người sáng lập học phái Đạo gia, thành tựu lớn nhất của cả đời ông là
khai sáng học phái Đạo gia , đồng thời đã lưu lại cho hậu nhân bộ Đạo đức kinh 道德经hơn 5000 chữ. Theo ghi chép trong Sử kí 史记của Tư Mã Thiên 司马迁,
Lão Tử họ Lí 李, tên Nhĩ 耳, tự là Đam 聃, nhân đó mà người ta gọi ông là Lão Đam 老聃từng làm qua chức Sử quan 史官quản
lí tàng thư của vương thất nhà Chu, sau đó ẩn cư không ra làm quan nữa. Sau khi
cưỡi thanh ngưu đi về phía tây ra khỏi Hàm Cốc quan 函谷关
thì “mạc tri kì sở chung” 莫知其所终 (không ai biết
ông ấy cuối cùng đi về đâu).
Rốt cuộc
vì sao Lão Tử muốn xuất quan? Lão tử sau khi ra khỏi Hàm Cốc quan, bị quan Lệnh
doãn Hỉ 令尹喜ép phải viết sách, lưu lại trong lịch sử tư tưởng
Trung Quốc bộ trứ tác Đạo đức kinh 道德经. Sau đó cưỡi
thanh ngưu tiếp tục đi về phía tây rồi không có tin tức gì. Nhưng, rốt cuộc Lão
Tử cưỡi thanh ngưu đi về đâu, Có đúng là đi về phía tây như sử thư đã nói
không? Điều này đã tạo ra nhiều hứng thú cho rất nhiều khảo cổ học gia và lịch
sử học gia, nhưng đến nay vẫn chưa có chứng cứ xác thực.
Có người
nói Lão Tử ra khỏi Đại Tán quan 大散关ở phía tây, đi qua sa
mạc cát để đến Ấn Độ, đồng thời cho rằng ông đến Ấn Độ truyền giáo, dạy cho đại
đệ tử như Thích Ca Mâu Ni 释迦牟尼. Trải qua các đời,
không ít người cho rằng thuyết này chỉ là do Đạo giáo để nâng cao mình hạ thấp
các tôn giáo khác mà tạo ra. Có người nói Lão Tử lúc về già đã dừng chân tại
Lâm Thao 临洮 Cam
Túc 甘肃, quy ẩn luyện nội đan, dưỡng sinh tu đạo, sau khi đắc
đạo đã “phi thăng” 飞升 (mất)
ở Siêu Nhiên đài 超然台 tại
Lâm Thao. Thậm chí có người còn đề xuất đại thể tuyến hành trình của Lão Tử tại
Cam Túc 甘肃 –
sau khi ra khỏi Hàm Cốc quan 函谷关 (nay là phía đông bắc thành phố Linh Bảo 灵宝 Hà
Nam 河南), qua Tán quan 散关 (nay là phía
tây nam thành phố Bảo Kê 宝鸡 Thiểm Tây 陕西), vào Cam Túc 甘肃, đi qua Du Thiên Thuỷ 游天水,
Lũng Tây 陇西, Lâm Thao 临洮, Lan Châu 兰州, Tửu Tuyền 酒泉 … lại trở về ấp Lũng Tây 陇西,
ngụ lại ở Lâm Thao 临洮, cuối cùng “phi thăng” tại Đông Sơn 东山 Lâm Thao 临洮. Lão Tử sau khi tại
Lâm Thao “phi thăng”, con cháu của ông tại đây sinh sôi.
Trong Thị tộc chí 氏族志 mà
Đường Thái Tông Lí Thế Dân 唐太宗李世民 lệnh cho biên soạn có nói:
Lí thị phàm thập tam vọng, dĩ Lũng Tây
vi đệ nhất.
李氏凡十三望, 以陇西为第一
(Phàm 13 danh môn vọng tộc họ Lí, thì đứng đầu là tại
Lũng Tây)
Họ Lí
trong thiên hạ ở đời sau đều gọi Lão Tử là “Thái Thượng thuỷ tổ” 太上始祖 của họ Lí. Cho nên, đến nay tại núi Nhạc Lộc 岳麓 huyện
Lâm Thao 临洮 vẫn còn “Siêu Nhiên đài” 超然台, “Thuyết Kinh đài” 说经台,
“Phi Thăng nhai” 飞升崖, “Văn Phong tháp” 文锋塔…
những di tích có liên quan đến Lão Tử. Cho nên có học giả cho rằng, sau khi Lão
Tử đi về phía tây trú tại Cam Túc bắt đầu có thuyết “thiên hạ Lí thị xuất Lũng
Tây” 天下李氏出陇西 (họ Lí trong thiên hạ xuất phát từ Lũng Tây). Nhưng,
mấy thuyết đi về phía tây này tuy có chút truyền thần, nhưng nhân vì thiếu chứng
cứ có sức thuyết phục nên hơi nhợt nhạt,
Đương
nhiên, còn có nhiều người cho rằng Lão Tử không phải đi về phía tây mà là đi về
phía đông.
Trong Lão Tử - Thiên đạo thiên 老子 - 天道篇có một đoạn, thuật lại việc Lão Tử sau khi bỏ chức vụ
rời khỏi nhà
Chẳng qua, tuy đối với hướng đi của Lão Tử còn có nhiều tranh nghị, nhưng bất luận Lão Tử cuối cùng đi về phương nào, thì trong những trứ tác và quan niệm về văn hoá lịch sử Trung Quốc, Lão Tử vẫn là mẫu mực mà chúng ta tôn sùng và học tập.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/3/2023
Nguồn
CỔ KIM HUYỀN ÁN NGHI ÁN KÌ ÁN
古今悬案疑案奇案
Biên soạn: Văn Chương 文章