Dịch thuật: Hoàng đế Vĩnh Lạc triều Minh vì sao dời đô đến Bắc Kinh

 

HOÀNG ĐẾ VĨNH LẠC TRIỀU MINH

VÌ SAO DỜI ĐÔ ĐẾN BẮC KINH 

          Minh thập tam lăng tại sườn phía nam Thiên Thọ sơn 天寿山trong khu vực Xương Bình 昌平ở Bắc Kinh 北京, nơi an táng 13 vị hoàng đế của triều Minh, gọi chung là “Thập tam lăng” 十三陵, là di chỉ lăng mộ đế vương được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh. Lăng đầu tiên trong Thập tam lăng là Trường lăng 长陵 của hoàng đế Thành Tổ Vĩnh Lạc 成祖永乐. Hoàng đế Vĩnh Lạc trong thời gian chấp chính đã làm mấy việc lớn, như phái khiển thái giám Trịnh Hoà 郑和xuống nam dương, biên soạn bộ Vĩnh Lạc đại điển 永乐大典… Ngoài ra ông còn có chính tích lớn nhất, đó chính là dời đô đến Bắc Kinh 北京.

          Về địa chỉ đô thành triều Minh, rất nhiều người đều biết, khi Chu Nguyên Chương kiến lập triều Minh lấy Nam Kinh 南京làm đô thành. Lúc về già, Chu Nguyên Chương từng muốn dời đô lên phương bắc, cũng từng phái người đi lên phương bắc khảo sát, nhưng cuối cùng không thực hiện được. Sau khi Chu Nguyên Chương qua đời, Kiến Văn Đế 建文帝lên ngôi, nhưng chẳng bao lâu sau phát sinh sự kiện Tĩnh nạn 靖难, vấn đề dời đô đương nhiên không thể bàn đến. Và như thế, đến thời kì của Minh Thành Tổ hoàng đế Vĩnh Lạc thống trị, việc dời đô mới được đưa lại vào nghị trình, đồng thời ra sức thực hiện.

          Thế thì, hoàng đế Vĩnh Lạc Chu Đệ 朱棣vì sao lại kiên định việc đưa đô thành dời lên phương bắc? Đối với vấn đề này, có rất nhiều người đời sau phân tích và nghiên cứu.

- Có người nói rằng: Sở dĩ Chu Đệ dời đô đến Bắc Kinh, là bời vì lúc ông làm Yên Vương 燕王, từng được phong tại Bắc Bình 北平, Bắc Bình là đất cũ của ông, là căn cứ địa của ông. Sau khi lên ngôi, tại căn cứ địa an gia là lẽ đương nhiên, chẳng phải là đất để củng cố hưng vương sao?

- Có người cho rằng: Chu Đệ đương thời đối mặt với sự uy hiếp của phương bắc, mà Bắc Kinh lại gần với khu vực biên cương, nếu như kiến đô tại Bắc Kinh thì tiện cho việc phòng bị phương bắc, cho nên dời đô đến Bắc Kinh là để phòng ngự phương bắc.

- Cũng có người cho rằng: Chu Đệ dời đô đến Bắc Kinh là để tránh sự  vụ đàn áp đẫm máu từng xảy ra. Chúng ta đều biết, Chu Đệ dựa vào sức mạnh và quyền thế để có được vương vị, trong quá trình đoạt đế vị, có thể nói hai bàn tay ông đã nhuốm đầy máu tươi của người khác, tuy cuối cùng có được đế vị, nhưng rốt cuộc trong lòng bất an. Nhân vì tâm lí bất an, ông liền tính đến việc dời đô, mắt không thấy thì tâm không phiền, hoặc mắt không thấy thì tâm có thể an.

Ba nguyên nhân trên là nguyên nhân chân thực của Chu Đệ sao? Chúng ta không dám đoán định, nhưng nguyên nhân mà có quyền uy là như dưới đây.

Có thể nói Chu Đệ là vị hoàng đế vô cùng thông minh, sở dĩ ông kiên định việc dời đô đến Bắc Kinh, tất có sự suy nghĩ sâu xa trong đó. Mọi người thử nghĩ xem, Bắc Kinh là nơi như thế nào đây! Nó có thể là đô vực của hai triều Liêu Kim. Không chỉ như thế, Bắc Kinh còn là nơi của đại đô của triều Nguyên, triều Nguyên là một triều đại như thế nào? Triều Nguyên lấy đại đô Bắc Kinh làm trung tâm, một đại đế quốc rộng đến khắp Âu Á, bản đồ của nó trong lịch sử Trung Quốc có thể nói là cường thịnh nhất, lớn nhất, nó không chỉ kế thừa Liêu Kim khống chế Bắc Kinh và khu vực phía bắc, mà đồng thời lấy Bắc Kinh làm trung tâm khống chế cả Giang nam, tây nam, đông nam một khu vực rộng lớn. Một quốc gia lớn mạnh như thế, chọn Bắc Kinh làm đô thành, sự việc đó thực không thể không khiến cho Chu Đệ suy tính.

Nhìn từ lịch sử, Chu Đệ là vị hoàng đế hữu dũng hữu mưu, ông không cam chịu làm một người bình thường, mà muốn làm một vị hoàng đế nổi tiếng thiên cổ, muốn kiến lập một đế quốc rộng lớn, mà dời đô đến Bắc Kinh là một trong những bước đi đầy hùng tài mưu lược mà ông đã thực hiện được.

Bất luận Chu Đệ trong quá trình kiến lập phong công vĩ nghiệp, đã làm nhiều việc sai, phạm nhiều tội lớn, nhưng dời đô đến Bắc Kinh không nghi ngờ đó là một hành động vĩ đại của ông, việc làm này đã có ảnh hưởng sâu rộng cho hậu thế, làm thay đổi vận mệnh của triều Minh.

                                                           Huỳnh Chương Hưng

                                                           Quy Nhơn 29/3/2023

Nguồn

LÃO BẮC KINH

THÚ VĂN DỮ TRUYỀN THUYẾT

老北京

趣闻与传说

Biên soạn: Trương Huỷ Nghiên 张卉妍

Bắc Kinh: Bắc Kinh liên hợp xuất bản công ti, 2021

Previous Post Next Post