VÌ SAO TRONG LỊCH SỬ
DANH KHÍ CỦA BÁ DI THÚC TỀ RẤT LỚN
(kì 3 – hết)
3- Nghĩa bất thực Chu túc 义不食周粟 (vì nghĩa
mà không ăn thóc nhà
Câu chuyện thứ ba trong tiểu truyện nói rằng, đợi đến
khi Chu Vũ Vương đánh bại Thương Trụ Vương, thiên hạ đều quy phụ triều Chu, riêng
Bá Di, Thúc Tề lúc bấy giờ lại cảm thấy sỉ nhục làm thần dân của triều
Đối với câu chuyện Bá Di Thúc Tề “nghĩa bất thực
Tề Cảnh Công hữu mã
thiên tứ, tử chi nhật, dân vô đức nhi xưng yên. Bá Di Thúc Tề ngạ vu Thú Dương
chi hạ, dân đáo vu kim xưng chi. Kì tư chi vị dư?
齐景公有马千驷, 死之日, 民无德而称焉. 伯夷叔齐饿于首阳之下, 民到于今称之. 其斯之谓与?
(Tề Cảnh Công có cả ngàn con ngựa, lúc mất, bách tính cho rằng
ông ta không có đức hạnh gì đáng để xưng tụng. Bá Di và Thúc Tề chết đói trên
núi Thú Dương, đến nay bách tính hãy còn xưng tụng. Đó là vì sao?)
Từ những ghi chép ở thiên Quý Thị 季氏 trong
Luận ngữ 论语, đủ để thấy đệ tử của Khổng Tử tôn sùng Bá Di, Thúc Tề.
Nhìn từ toàn bộ bộ Luận ngữ, có bồn
chỗ nhắc đến Bá Di, Thúc Tề, bồn chỗ đó đều đánh giá cao độ, tôn sùng tuyệt đối,
cũng chính là nhờ vào sức mạnh của bộ Luận
ngữ mà Bá Di Thúc Tề đã bước lên thánh đàn.
Trong Sử kí – Bá Di
liệt truyện 史记 - 伯夷列传, đoạn thứ hai, đã thấy xuất hiện lời bàn của Thái Sử
Công 太史公, chứ không phải như theo lệ là xuất hiện ở cuối đoạn
văn. Nội dung cụ thể viết rằng.
Thái Sử Công viết: Dư
đăng Ki sơn, kì thượng cái hữu Hứa Do trủng vân. Khổng Tử tự liệt cổ chi nhân
thánh hiền nhân, như Ngô Thái Bá, Bá Di chi luân tường hĩ. Dư dĩ sở văn, Do, Quang
nghĩa chí cao, kì văn từ bất thiểu khái kiến, hà tai?
太史公曰余登箕山其上盖有许由冢云孔子序列古之仁圣贤人如吴太伯伯夷之伦详矣余以所闻由光义至高其文辞不少概见何哉
(Thái Sử Công nói rằng: Ta từng lên Ki sơn, trên núi lại có
mộ của Hứa Do. Khổng Tử từng xếp thứ bậc những bậc thánh minh hiền đức của thời
cổ, như Ngô Thái Bá, Bá Di, ghi chép rất là tường tận. Nhưng điều mà ta nghe được
về Hứa Do, Vụ Quang, danh khí của họ vô cùng cao, nhưng những ghi chép liên
quan tới họ trong trong kinh thư thì lại rất là ít, vì sao vậy?)
Hứa Do 许由là hiền sĩ về sự việc
Nghiêu Thuấn 尧舜. Đế Nghiêu muốn nhường ngôi vị cho Hứa Do, Hứa Do
không chịu nhận, bỏ trốn ẩn cư. Vụ Quang 务光
là ẩn sĩ thời Hạ. Vào thời đại Tư Mã Thiên 司马迁sinh
sống, danh khí của Hứa Do, Vụ Quang trong dân gian rất lớn, nhưng trong văn hiến
kinh thư, những ghi chép về họ tìm không thấy.
Đoạn cuối trong Sử kí
– Bá Di liệt truyện 史记 - 伯夷列传, Tư Mã Thiên 司马迁 đã
phát xuất cảm khái:
Bá Di, Thúc Tề tuy hiền,
đắc Phu Tử nhi danh ích chương; Nhan Uyên tuy đốc học, phụ kí vĩ nhi hạnh ích
hiển. Nham huyệt chi sĩ, xu xả hữu thời, nhược thử loại danh yên diệt nhi bất
xưng, bi phù. Lư hạng chi nhân dục chỉ hành lập danh giả, phi phụ thanh vân chi
sĩ, ô năng thi vu hậu thế tai!
伯夷叔齐虽贤, 得夫子而名益彰; 颜渊虽笃学, 附骥尾而行益显. 岩穴之士, 趋舍有时, 若此类名湮灭而不称, 悲夫. 闾巷之人欲砥行立名者, 非附青云之士, 恶能施于后世哉!
(Bá Di Thúc Tề tuy hiền minh, được Phu tử ngợi khen mà danh
tiếng càng hiển trứ; Nhan Uyên tuy dốc lòng vào việc học, nhân được bám vào
đuôi ngựa kí (1) mà đức hạnh càng sáng. Nhưng kẻ sĩ ẩn cư nơi hang
núi, họ xuất thế hoặc ở ẩn đều có thời cơ nhất định, nhưng những người đó nếu
tên tuổi bị mai một không được tán dương, há chẳng phải là đau buồn sao? Những
người bình thường ở xóm làng muốn rèn đức hạnh, lập thanh danh mà không dựa vào
những người hiển đạt có địa vị có danh vọng, thì làm sao có thể lưu danh hậu thế?)
(hết)
Chú của người dịch
1- Bám vào đuôi ngựa kí: “Kí” 骥
là một giống ngựa tốt, một ngày có thể chạy được cả ngàn dặm, được ví cho người
có tài năng.
Bám vào đuôi ngựa kí ý nói con ruồi bám vào đuôi ngựa kí mà
có thể đi xa ngàn dặm. Về sau dùng “phụ kí vĩ” 附骥尾
(bám vào đuôi ngựa kí) để ví dựa vào bậc tiền bối hoặc người nổi tiếng mà được
thành danh.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/02/2023
Nguồn
https://new.qq.com/rain/a/20191011A0QYWZ00