NGUYÊN TIÊU TIẾT
Nguyên
tiêu tiết 元宵节cũng gọi là “Thượng nguyên tiết” 上元节, “Nguyên tịch tiết” 元夕节,
“Đăng tiết” 灯节, là một lễ tiết truyền thống của Hán tộc, thời gian
vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Tháng Giêng là “Nguyên nguyệt” 元月 (tháng
đầu tiên) của âm lịch, người xưa gọi đêm là “tiêu” 宵,
rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong một năm, cho nên gọi rằm tháng
Giêng là “Nguyên tiêu tiết” 元宵节. Sớm vào thời Hán
Văn Đế 汉文帝triều Tây Hán, đã hạ lệnh định rằm tháng Giêng là
Nguyên tiêu tiết. Thời Hán Vũ Đế 汉武帝, hoạt động tế tự
“Thái Nhất thần” 太一神 ấn định
vào rằm tháng Giêng (Thái Nhất 太一: vị thần chủ tể tất
cả trong vũ trụ). Minh Đế 明帝 triều Đông Hán đề xướng Phật giáo, ông nhân nghe nói vào
rằm tháng Giêng Phật giáo có tục tăng nhân xem xá lợi Phật, thắp đèn kính Phật,
bèn hạ lệnh vào đêm rằm tháng Giêng tại hoàng cung và các tự miếu thắp đèn kính
Phật, đồng thời hạ lệnh trong dân gian cũng treo đèn. Về sau ngày lễ Phật giáo
này dần hình thành lễ tiết dân gian. Nguyên tiêu tiết trải qua quá trình phát
triển từ hoàng cung đến dân gian, từ trung nguyên đến toàn quốc.
Theo sự biến chuyển của thời gian, nội dung của Nguyên tiêu tiết không ngừng biến hoá. Thời Đường Huyền Tông 唐玄宗 quy định xem đèn là 3 ngày. Đêm Nguyên tiêu xuất hiện các trò tạp kĩ, thời Bắc Tống kéo dài đến 5 ngày, xuất hiện hoạt động đố đèn. Thời Minh quy định ngày mùng 8 tháng Giêng treo đèn, ngày rằm tháng Giêng hạ đèn, lại tăng thêm biểu diễn hí kịch. Một hoạt động quan trọng trong Nguyên tiêu tiết chính là ăn “nguyên tiêu” 元宵 (cũng gọi là “thang viên” 汤圆) (chè viên), mang ý nghĩa đoàn viên. Nhìn chung cho rằng Nguyên tiêu tiết là sự kết thúc hoạt động Xuân tiết.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 05/02/2023
Rằm tháng Giêng năm Quý Mão
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 30000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的3000个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán