THẾ NÀO LÀ VĂN HỌC TIÊN TẦN
Tiên Tần
先秦 tức
đời Tần trở về trước, chỉ giai đoạn lịch sử từ năm 221 trước công nguyên khi triều Tần thống
nhất thiên hạ trở về trước, bao gồm ba loại hình thái xã hội là xã hội nguyên
thuỷ, xã hội theo chế độ nô lệ và xã hội phong kiến tảo kì. Văn học Tiên Tần là
giai đoạn sớm nhất của sự phát sinh phát triển văn học cổ đại Trung Quốc, nó
bao gồm văn học của các thời kì lịch sử trước đời Tần.
Khởi nguyên của văn học Trung
Quốc rất sớm, thời kì Ân Thương đã có văn học sơ bộ được định hình, cũng bắt đầu
sản sinh văn tự văn bản. Có loại trở thành thần thoại cổ đại và ca dao cổ đại dẫn
đường cho văn học cổ đại Trung Quốc, Bốc từ giáp cốt, minh văn đồng khí của thời
đại Ân Thương và Tây Chu, quái từ hào từ trong Chu Dịch 周易, cho đến một số văn cáo trong Thượng thư 尚书, là sự manh nha của tản văn. Tự sự tản văn như Tả truyện 左传, Quốc ngữ 国语, Chiến quốc sách 战国策, và tản văn thuyết lí của chư tử như Luận ngữ 论语, Mạnh Tử 孟子, Lão Tử 老子, Trang Tử 庄子, Mặc Tử 墨子, Tuân Tử 荀子, Hàn Phi Tử 韩非子… đã đạt đến thành tựu tối cao của tản văn Tiên Tần. Thi kinh 诗经, tổng tập thi ca thời Tây Chu, lấy tinh thần chủ
nghĩa hiện thực, thủ pháp nghệ thuật tỉ hứng đã khai sáng truyền thống tốt đẹp
của văn học Trung Quốc. Sáng tác thi ca thời kì Chiến Quốc đã xuất hiện sáng
tác độc lập cá nhân, sản sinh thi nhân vĩ đại đầu tiên là Khuất Nguyên 屈原.
Văn học Tiên Tần là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển văn học cổ đại. Thi ca, tản văn là dạng thức văn học chủ yếu của thời kì này, phương pháp sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn đều đã hình thành, đó là cơ sở phong phú mà vững chắc cho sự phát triển văn học Trung Quốc, cũng là sự mở đầu tốt đẹp và xán lạn của sự phát triển văn học Trung Quốc.
Huỳnh Chương
Hưng
Quy Nhơn 23/02/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC VĂN HỌC THIÊN VẤN
中国文学千问
Chủ biên: Vương Vĩnh Hồng 王永鸿,
Chu Thành Hoa 周成华
Tây An: Tam Tần xuất bản xã, 2012