Dịch thuật: Từ “参” trong “曾参” nên đọc âm nào (tiếp theo)

 

TỪ  ” TRONG “曾参” NÊN ĐỌC ÂM NÀO

(Lữ Hữu Nhân 吕友仁)

(tiếp theo)

          Theo Vương Dẫn Chi, là chữ giả tá, nghĩa gốc là (tham). Trong Xuân Thu danh tự giải hỗ 春秋名字解诂 ông từng minh xác đề xuất:

Cổ nhân danh tự đa giả tá, tất độc bổn tự nhi kì nghĩa thuỷ minh.

古人名字多假借, 必读本字而其义始明

(Họ tên của người xưa đa phần là giả tá, phải đọc chữ gốc thì nghĩa mới rõ)

          Lô Văn Siêu 卢文弨trong Kinh điển thích văn khảo chứng – Luận ngữ âm nghĩa khảo chứng 经典释文考证 - 论语音义考证nói rằng:

          Tăng , SỞ CÂM phản, hựu THẤT NAM phản. Án Tăng Tử tự Tử Dư, đương độc vi THẤT NAM phản, dữ “tham” đồng, nhi kim nhân hàm bất nhiên. “Hiếu kinh âm nghĩa” chỉ hữu SỞ LÂM phản nhất âm, phi.

          曾参, 所金反, 又七南反. 案曾子字子舆, 当读为七南反, , 而今人咸不然. “孝经音义止有所林林反一音, .

          (Tăng , phiên thiết là SỞ CÂM (sâm), lại có phiên thiết là THẤT NAM (tham). Xét Tăng Tử tự là Tử Dư, nên đọc theo phiên thiết THẤT NAM (tham), cùng với chữ (tham), mà người đời nay đều không cho là như thế. Trong “Hiếu kinh âm nghĩa” chỉ lấy một âm là SỞ LÂM (sâm), là không đúng vậy.)

          Vương Quân 王筠trong Thuyết văn thích lệ 说文释例quyển 11, Chu Tuấn Thanh 朱骏声 trong Thuyết văn thông huấn định văn 说文通训定文 cũng đều cho là giả tá của . Sở dĩ mấy học giả trên chủ trương là giả tá của , nên đọc là (tham), là nhân vì căn cứ vào quy luật danh và tự tương ứng. Chữ này chỉ có đọc là (tham) mới thông. Gọi là quy luật danh và tự tương ứng, nói một cách đại khái là có hai điều:

          - Một là danh và tự là từ đồng nghĩa, có mối quan hệ tương phụ tương thành (bổ sung phối hợp cho nhau), ví dụ như Tể Dư 宰予 – học trò của Khổng Tử, tự Tử Ngã 子我; Tư mã Canh 司马耕 tự Tử Ngưu 子牛.

          - Hai là danh và từ là từ trái nghĩa, có mối quan hệ tương phản tương thành, ví dụ phụ thân của Tăng Tử 曾子 tên là Điểm , tự Tích , điểm là hắc (đen), tích là bạch (trắng), danh và tự có mối quan hệ trái nghĩa.

          Tăng tự Tử Dư 子舆, nghĩa gốc là (tham), nghĩa là ngựa đóng ở hai bên phía trước xe; (dư) là (xa), giữa danh và tự có mối quan hệ tương phụ tương thành, cho nên Vương Dẫn Chi mới nói là “giá mã sở dĩ dẫn xa dã” 驾马所以引车也  (đóng ngựa vào xe để kéo xe chạy vậy).

          Chữ đọc theo phiên thiết SỞ CÂM (sâm), trong Thuyết văn 说文 viết là , chữ lệ biến thành , ý nghĩa là “Thương tinh dã” 商星也 (sao Thương). Giảng theo cổ văn, chữ cùng với chữ  giảng là sao Thương, âm đọc rất gần, bởi chúng có cùng thanh phù. Trong Quảng vận 广韵, chữ đọc theo phiên thiết là SỞ CÂM (sâm), là nhập bình thanh vận (xâm); chữ đọc theo phiên thiết THẤT NAM (tham), là nhập bình thanh vận (đàm). Trong Tập vận 集韵 cũng như vậy.

          Quy luật danh và tự tương ứng, là một biện pháp huấn hỗ mà các học giả cổ đại thường sử dụng, hơn nữa trong một tình huống đặc định nào đó, cũng chỉ có biện pháp này mới có thể giải quyết vấn đề. Ví dụ như trong Thuyết văn:

Thi, kì y thi dã. Tề Loan Thi tự Tử Kì, tri thi giả kì dã.

, 旗旖施也. 齐栾施字子旗, 知施者旗也.

(Thi, là kì y thi dã. Loan Thi nước Tề tự là Tử Kì, có thể biết “thi” đồng với “kì”)

          Nếu không có danh và tự của Loan Thi làm chứng thì Hứa Thận không biết nghĩa gốc của chữ (thi).

          Trong Lễ kí – Đàn Cung hạ 礼记 - 檀弓下có ghi:

Tử Hiển dĩ trí mệnh vu Mục Công.

子显以致命于穆公

(Tử Hiển phục mệnh đem sự tình báo với Mục Công)

          Trịnh Huyền 郑玄chú rằng:

Lô thị vân: Cổ giả danh tự tương phối, (hiển) đương tác   (hiển).

卢氏云: 古者名字相配, 显当作.

(Họ Lô nói rằng: Thời cổ danh và tự phối hợp với nhau, chữ (hiển) đúng ra nên viết là (hiển).)

Nhân vì Lô Thực 卢植 biết rằng, Tử Hiển 子显 là tự, tên ông là (trập), là dây buộc ngựa; không tương phối, chỉ có viết là , giảng là dây buộc dưới bụng ngựa, mới tương phối với chữ .

Trong Hán thư – Lưu Hướng truyện 汉书 - 刘向传:

Hướng, tự Tử Chính

, 字子政

(Lưu Hướng tự là Tử Chính)

          Nhan Sư Cổ 颜师古 chú rằng:

Danh Hướng, tự Tử Chính, nghĩa tắc tương phối. Nhi cận đại học giả độc âm , kí vô biệt thích, mị sở bằng cứ, đương y bổn tự vi thắng dã.

名向, 字子政, 义则相配. 而近代学者读向音饷, 既无别释, 靡所凭据, 当依本字为胜也.

(Tên Hướng, từ Tử Chính, ý nghĩa tương phối. Nhưng các học giả cận đại đọc âm , đã không có cách giải thích khác, lại không có căn cứ, cứ theo chữ gốc thì hơn)

Bài viết đến đây, dùng lời của Nhan Sư Cổ làm kết vĩ:

Tăng , tự tử Dư, nghĩa tắc tương phối. Nhi cận đại học giả đọc âm shēn (sâm), kí vô biệt thích, vô sở bằng cứ, đương y bổn tự độc cān (tham) vi thắng dã.

曾参, 字子舆, 义则相配. 而近代学者读参音shēn, 既无别释, 靡所凭据, 当依本字读cān为胜也.

(Tăng , tự Tử Dư, ý nghĩa tương phối. Nhưng các học giả cận đại đọc âm  shēn (sâm), đã không có cách giải thích khác, lại không có căn cứ, cứ theo chữ gốc đọc cān (tham) thì hơn).  

                                                                                           (hết)

Bài này được đăng lần đầu trên Khổng Mạnh nguyệt san 孔孟月刊 của Đài Loan quyển 35, kì 9, năm 1997. Hiện trích lục từ Huấn hỗ thức tiểu lục 训诂识小录, do Lữ Hữu Nhân 吕友仁 viết, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, tháng 9 năm 2017, Bành Bái tân văn 彭湃新文 kinh qua sự uỷ quyền chuyển tải, tiêu đề hiện tại do người biên tập đặt, nguyên tiêu đề là “   读音质疑 (“Tăng chi ‘’ độc âm chất nghi”)

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 07/01/2023

Nguồn

https://www.thepaper.cn/newsDetail_forward_2080561

 

Previous Post Next Post