Dịch thuật: Trương Vũ (Tể tướng Trung Quốc)

 

TRƯƠNG VŨ

Trương Vũ 张禹 (? – năm 5 trước công nguyên), tự Tử Văn 子文, Tể tướng thời Thành Đế 成帝 triều Tây Hán, Nho học gia nổi tiếng. Trứ tác có “Luận ngữ chương cú” 论语章句. Ộng bị bệnh và qua đời.

Trương Vũ 张禹người huyện Chỉ (nay là phía nam Tế Nguyên 济源tỉnh Hà Nam 河南). Từ lúc còn trẻ đã đến Trường An 长安 bái sư học tập Dịch kinh 易经 Luận ngữ 论语, trở thành dannh lưu Nho học, học trò ngày càng đông, đươc cử làm Văn học 文学 quận Hà Nội 河内. Về sau, trải qua ứng thí, ông được nhậm làm Bác sĩ 博士, lại được tuyển làm thầy của Thái tử Lưu Ngao 刘骜, truyền dạy Luận ngữ 论语. Chẳng bao lâu, được thăng làm Quang Lộc đại phu 光禄大夫. Mấy năm sau, ngoại nhậm Đông Bình nội sử 东平内史.

Sau khi Lưu Ngao lên ngôi trở thành Thành Đế 成帝, triệu Trương Vũ về lại cung, bái làm Chư lại Quang Lộc đại phu 诸吏光禄大夫, Cấp sự trung 给事中, lĩnh Thượng thư sự 尚书事, phong Quan Nội Hầu 关内侯. Đương thời, ngoại thích Vương Phụng 王凤 chuyên quyền, Trương Vũ cùng ông ta lĩnh Thượng thư sự, nhân nhân gặp hoạ, từng mấy lần dâng thư từ quan, Thành Đế đều không đồng ý. Năm 25 trước công nguyên, ông được bái làm Thừa tướng thay Vương Thương 王商, tiến phong An Xương Hầu 安昌侯.

Về Nho học, Trương Vũ rất có cống hiến, khi truyền giảng Luận ngữ cho Thành Đế, ông từng soạn bộ sách Luận ngữ chương cú 论语章句, dâng lên Thành Đế. Đương thời, danh nho Lỗ Phù Khanh 鲁扶卿, Hạ Hầu Thắng 夏侯胜, Vương Dương 王阳, Tiêu Vọng Chi 萧望之, Vi Huyền Thành 韦玄成đều có nghiên cứu Luận ngữ, mỗi người đều có trứ thư lập thuyết. Luận ngữ chương cú của Trương Vũ nhân vì hấp thu được sở trường của các nhà nên nổi tiếng nhất, các Nho sĩ đều nói:

Dục học “Luận ngữ”, nghi độc Trương (Vũ) chi văn.

欲学论语” , 宜读张 () 之文

(Muốn học “Luận ngữ” nên đọc văn của Trương Vũ)

Khiến người đến với ông ngày càng đông, còn các nhà khác thì dần suy.

          Trong số đệ tử của Trương Vũ, nổi tiếng nhất là Bành Tuyên 彭宣làm quan tới Đại tư không 大司空 và Đới Sùng 戴崇 làm quan tới Thiếu phủ 少府. Con người Bành Tuyên cung kính tiết kiệm, rất chú ý tu thân trị hành. Đới Sùng tính tình lạc quan bình hoà, Cả hai người thường đến thăm sư trưởng. Trương Vũ căn cứ vào cá tính khác nhau của họ, dùng phương thức khác nhau mà phân biệt đối đãi. Khi Đới Sùng đến thăm, Trương Vũ đưa ông ta đến hậu đường, uống rượu cùng vui, trong bữa tiệc có nữ nhân tiếp, có nhạc sư tấu nhạc giúp vui, thường vui uống đến đêm khuya mới thôi. Khi Bành Tuyên đến thăm, Trương Vũ tiếp đãi ông ta rất đơn giản, chỉ một dĩa thịt, một bình rượu, hai người đối ẩm luận bàn kinh nghĩa, chưa từng đưa ông ta đến hậu đường. Điều đó khiến hai người đều cảm thấy hợp với ý mình, một thời lan truyền thành giai thoại.

          Con người Trương Vũ cẩn thận, hậu đạo, nhưng rất thích tài phú. Thành Đế trước sau ban cho ông ta số lượng lớn tài vật, ông ta mua ruộng tốt, lên đến hơn 400 khoảnh. Bình thường chú ý hưởng thụ, cuộc sống hào hoa, đặc biệt là thích Thanh nhạc.

          Sau khi Trương Vũ cáo lão về quê, Thành Đế mỗi khi gặp quốc gia đại sự, vẫn phải đến nhà cùng ông bạn bạc. Đương thời, ngoại thích Vương Âm 王音, Vương Thương 王商 (cùng tên Vương Thương 王商với Thừa tướng trước đó), Vương Căn 王根, Vương Mãng 王莽 trước sau chuyên quyền. lại dân lũ lượt dâng thư đả kích cả nhà họ Vương lộng quyền. Thành Đế đích thân đến nhà, đơn độc hỏi Trương Vũ cách nhìn nhận sự việc đó. Trương Vũ nhìn thấy nhà họ Vương thế lớn gốc sâu, bèn minh triết bảo thân, tô vẽ thêm cho họ Vương, tiêu trừ nỗi nghi ngờ lo lắng của Thành Đế đối với họ Vương. Bọn Vương Căn sau khi biết tin, đối với Trương Vũ rất hài lòng, còn Trương Vũ thì lại bỏ qua cho họ Vương, giúp ngọn lửa chuyên quyền của họ Vương thêm cháy đượm.

          Năm 5 trước công nguyên, Trương Vũ bệnh và qua đời, được Ai Đế 哀帝truy thuỵ là Tiết Hầu 节侯.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 09/01/2023

Nguyên tác Trung văn

TRƯƠNG VŨ

张禹

Trong quyển

TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ TƯỚNG LỤC

中国历代宰相录

Chủ biên: Dương Kiếm Vũ 杨剑宇

Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 1999

Previous Post Next Post