CHỮ “TÙNG / TỤNG / TUNG / THUNG 從 TRONG HÁN NGỮ CỔ
1- TÙNG
Theo, đi theo.
Trong Luận ngữ - Vi Tử 論語 - 微子 có
câu:
Tử Lộ tùng nhi hậu
子路從而後
(Tử Lộ đi theo (Khổng Tử) nhưng lạc lại phía sau)
Dẫn đến
nghĩa quy thuận. Trong Tả truyện – Trang
Công thập niên 左傳 - 莊公十年có câu:
Dân phất tùng dã.
民弗從也
(Dân không quy thuận theo)
Còn có nghĩa là y thuận, nghe theo. Trong Tả truyện - Ẩn Công nguyên niên 左傳 - 隱公元年:
Công tùng chi
公從之
(Công nghe theo)
Còn có nghĩa là tham dự, như “tùng sự” 從事, “tùng chính” 從政.
[Tùng
nhi 從而] biểu thị sự việc B là nối theo sự việc A. Trong Chiến quốc sách – Triệu sách tam 戰國策 - 趙策三có câu:
Đổ kì nhất chiến nhi thắng, dục tùng nhi
Đế chi.
睹其一戰而勝, 欲從而帝之
(Nhìn thấy Tần vừa đánh đã thắng, liền muốn theo đó mà
tôn Tần làm Đế)
Trong Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上:
Cập hãm ư tội, nhiên hậu tùng nhi hình
chi.
及陷於罪, 然後從而刑之
(Đợi đến lúc họ phạm tội, rồi theo đó mà dùng hình
pháp xử phạt họ.)
2- TỤNG
Ngày
trước đọc zòng (bính âm), khứ thanh.
Tuỳ hành, thị tụng.
Trong Tả truyện – Trang Công thập niên 左傳 - 莊公十年có câu:
Chiến tắc thỉnh tụng
戰則請從
(Nếu có tác chiến, xin được đi theo cùng)
Trong Mạnh Tử - Đằng Văn Công hạ 孟子 - 滕文公下:
Hậu xa sổ thập thặng, tụng giả số bách
nhân
後車數十乘, 從者數百人
(Xe sau mấy chục chiếc, người đi theo mấy trăm người)
Trong Trang Tử - Liệt Ngự Khấu 莊子 - 列禦寇:
Nhất ngộ vạn thặng chi chủ nhi tụng xa bách
thặng giả, Thương chi sở trường dã.
一悟萬乘之主而從車百乘者, 商之所長也
(Một
khi có cơ hội khiến quốc quân của một nước lớn tỉnh ngộ, xe đi theo có đến hơn
trăm chiếc, thì đó chính là sở trường của Thương tôi)
Trong Tam quốc chí – Ngô chí – Lỗ Túc truyện 三國志 - 吳志 - 魯肅傳:
Thặng độc xa, tụng lại tốt
乘犢車, 從吏卒
(Ngồi xe trâu kéo, lại tốt đi theo)
Chú ý:
“Tụng
xa bách thặng” 從車百乘 không
phải đi theo trăm xe, mà là có trăm xe đi theo.
“Tụng lại
tốt” 從吏卒 không phải là đi theo lại tốt mà là có lại tốt đi
theo.
Ở đây mang ý nghĩa bị động.
從 còn dùng làm danh từ, như “bộc tụng” 僕從, “hỗ tụng” 扈從, “sô tụng” 騶從.
3- TỤNG
Ngày trước đọc zòng (bính âm) (Âm Hán Việt là “tụng” – ND). Bậc sau người thân nhất. Chỉ thân thuộc trong tộc, như con của chú bác, tuổi lớn hơn mình là “tụng huynh” 從兄, cháu gọi bằng chú hay bác là “tụng tử” 從子.
4- TÙNG
Giới từ. Biểu thị xuất phát từ
một nơi nào đó.
Trong Tả truyện – Tuyên Công nhị niên 左傳 - 宣公二年:
Tùng đài thượng đạn nhân.
從臺上彈人
(Từ trên đài bắn đạn vào người)
Cũng biểu
thị thời gian. Trong Trường hận ca 長恨歌của Bạch Cư Dị 白居易:
Tùng thử quân vương bất tảo triều
從此君王不早朝
(Từ đó quân vương không còn lên triều sớm)
5- TUNG
Đọc là zōng (bính âm), đối lập với
“hoành” 橫. Chiều nam bắc là “tung”, chiều đông tây là “hoành”.
Trong Thi kinh – Tề phong – Nam sơn 詩經 - 齊風 - 南山:
Hoành tung kì mẫu
衡從其畝
(Cày xới ngang dọc ruộng của mình)
“Hợp
tung” là thuật ngữ chính trị thời Chiến Quốc, chỉ việc liên hợp các nước nam bắc
đối kháng lại nước Tần.
Xét: 從衡 (tung hoành) trước giờ viết là 縱橫; 合從 (hợp tung) viết là 合縱.
6- THUNG
Đọc cōng
(bính âm). “Thung dung” 從容 hình dung từ, dáng vẻ cử động hợp với lễ mạo.
Trong Lễ kí – Tri y 禮記 - 緇衣 có
câu:
Thung dung hữu thường
從容有常
(Cử động, tiến thoái giữ được tư thái thung dung)
Lại có
nghĩa là tự nhiên, không bức bách. Trong Sử
kí – Nguỵ Kì Vũ An Hầu liệt truyện 史記 - 魏其武安侯列傳:
Tửu hàm, thung dung ngôn viết
酒酣, 從容言曰
(Rượu uống đã ngà say, thung dung mà nói)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 16/01/2023
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 1)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.