CHỮ “HỈ”
喜
Dưới đây là chữ 喜
(hỉ) trong giáp cốt văn.
Từ giáp
cốt văn, kim văn, tiểu triện đến khải thư, kết cấu tự hình chỉnh thể của chữ 喜 về cơ bản là tương đồng. Phía trên là một nửa bên
trái của chữ “cổ” 鼓 (cái trống), biểu thị âm nhạc; phía dưới là chữ “khẩu”
口, biểu thị người đang nói cười vui vẻ. Cả hai hợp lại,
chính là tiếng trống rộn rã vui vẻ, nghe tiếng trống vang lên, mỗi người đều
hân hoan cười lớn. Cũng chính là nói, sự vui mừng, hân hoan, vui thích của người
xưa, một trong những nguyên nhân trong đó, do từ tiếng trống mà dẫn đến.
Trong
dân gian Hán tộc Trung Quốc, khi kết hôn đều dán chữ 囍 (song hỉ). Chữ
này rất thú vị, là hai chữ 喜 đứng ngang hàng
nhau, nhìn rất sinh động, chỉnh thể điều hoà, vô cùng mĩ quan, vả lại ngụ ý sâu
xa, có ý nghĩa tốt đẹp chúc phúc hôn nhân mĩ mãn, cô dâu chú rể sống cùng nhau
đến bạc đầu. Cũng chính là nói, một cuộc hôn nhân tốt đẹp phải dựa vào sự dụng
tâm của cả hai, cầu ân ái hạnh phúc.
Theo truyền thuyết, chữ này ban đầu có nguồn gốc từ văn học gia, cải cách gia Vương An Thạch 王安石 đời Tống.
Quá trình diễn biến của chữ 喜 (hỉ)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/01/2023
Mùng 1 tết Quý Mão
Nguồn
HÁN TỰ TIỂU THỜI HẬU
NHÂN CHI SƠ
汉字小时候
人之初
Biên soạn: Dương Quân 杨军
Tây An: Thiểm Tây Nhân dân Giáo dục xuất bản xã, 2018