XƯNG VỊ “CHỦ TỊCH”
Cách
xưng hô “chủ tịch” 主席 ở
nhiều quốc gia đều có sử dụng.
“Chủ tịch”
主席là từ do Trung Quốc sáng tạo ra chăng? Từ đó và “chủ tịch”
“chủ vị” mà bình thường chúng ta thường nói có quan hệ gì?
Trước
thời Tuỳ Đường, ở Trung Quốc không có bàn ghế, người ta thường trải chiếu dưới
đất mà ngồi. Trong Luận ngữ 论语có nói, người
xưa không những ngồi trên chiếu mà còn ngồi như thế nào đều có sự chú trọng. Ví
dụ như, vị trí trải chiếu mà không chính đáng thì không thể ngồi.
Vào thời
cổ, chiếu tương đối lớn trải trên đất được gọi là “diên” 筵, chiếu tương đối nhỏ trải bên trên mới được gọi là “tịch”
席. Thông thường, người ta cởi giày bước vào nhà, đi qua
diên, đến chỗ chính vị, ngồi trên tịch. Người xưa coi trọng lễ, trong tình hình
chung, chiếu lớn trong nhà thì mấy người cùng ngồi, còn bậc tôn quý hoặc trưởng
bối thì ngồi riêng một chiếc chiếu nhỏ, như vậy, thông qua chiếu ngồi, có thể
phân biệt được địa vị tôn ti.
Về sau,
chế độ chiếu lớn suy yếu, người ta bắt đầu phân ra ngồi chiếu nhỏ. Vị chủ nhân,
bậc tôn quý hoặc trưởng bối mà vốn ngồi riêng một chiếu nhỏ bèn ngồi ở vị trí
chủ trong nhà, cũng chính là “chủ tịch”. Từ “chủ tịch” 主席từ
đó mà ra.
Ngoại
văn khi dịch, từ “chủ tịch” 主席 được phiên dịch thành “người ngồi trên ghế có dựa lưng
cao”, cũng chính là quyền uy, cho nên, từ này cũng được chuyển dùng những trường
hợp có hàm nghĩa chủ nhân, người chủ trì, người lãnh đạo.
Những từ vựng từ từ “chủ tịch” 主席 dẫn thân ra có rất nhiều, như “yến tịch” 宴席, “nhập tịch” 入席, “tịch vị” 席位 v.v… Như hiện nay, vị chủ tịch mà chúng ta nói, thông thường chỉ chính là người lãnh đạo tối cao của một quốc gia hoặc một tổ chức.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/12/2022
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的 3.000
个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán 星汉
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010