Dịch thuật: Danh, tự và hiệu của người Trung Quốc (kì 3 - hết)

 

DANH, TỰ VÀ HIỆU CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

(kì 3 – hết)

          Ngoài ra, còn có tình huống lấy từ cổ ngữ và thành ngữ để đặt hiệu.

          Người xưa ngoài danh và tự ra còn có “hiệu” , đây cũng là một hiện tượng đặc biệt trong văn hoá Trung Quốc. Khởi nguyên của hiệu tuy rất sớm, nhưng sự lưu hành của nó là phải là sau thời Đường Tống, thời Minh Thanh thì thịnh, điều này cùng với sự phát triển văn học từ thời Đường Tống trở đi có quan hệ, cũng cùng với văn hoá Nho đạo ảnh hưởng trực tiếp đối với tính cách của văn nhân. Một mặt là xã hội đối với văn nhân học sĩ có tâm lí tôn sùng và kính phục, mặt khác, là tao nhân mặc khách có ý định dùng một phương thức uyển chuyển để biểu đạt lí tưởng và hứng thú siêu nhiên vật ngoại của mình. Chính vì như thế, “tự hiệu” cực thịnh hành, phương thức đặt hiệu đều do tính tình, sự yêu thích cùng hoàn cảnh chung quanh của văn nhân sĩ đại phu mà định. Nhưng hàm nghĩa của nó không ngoài việc truy cầu mục đích và ý đồ chủ yếu, mong cầu bản thân cố gắng, biểu minh hoàn cảnh, hiển thị thu tàng, miêu thuật hình dáng, lấy ý cảnh văn học, biểu hiện tài năng và chuyên nghiệp của tự thân. Những tự hiệu này, hoặc dùng cho bản thân người đó, hoặc dùng cho thư phòng, như:

Thi nhân Đỗ Phủ 杜甫đời Đường hiệu là “Thiếu Lăng Dã Lão” 少陵野老.

Sử học gia Trịnh Tiều 郑樵 thời Nam Tống hiệu là “Tây Khê Di Dân” 西溪遗民.

Phùng Tử Chấn 冯子振  đời Nguyên hiệu là “Quái Quái Đạo Nhân” 怪怪道人

Chu Đáp 朱耷 cuối đời Minh hiệu là “Bát Đại Sơn Nhân” 八大山人

Đại thi nhân Lí Bạch 李白đời Đường nhân vì sinh trưởng tại làng Thanh Liên 青莲 mà có hiệu là “Thanh Liên Cư Sĩ” 青莲居士.

Văn học gia Tô Thức 苏轼 đời Tống nhân vì bị biếm đến Hoàng Châu 黄州cư trú tại sườn núi phía đông nên có hiệu là “Đông Pha Cư Sĩ” 东坡居士.

Hoàng Đình Kiên 黄庭坚 có hiệu là “Sơn Cốc Đạo Nhân” 山谷道人

Hoạ gia Kim Y Nông 金衣农 đời Thanh lấy việc thu thập nghiên mực phong phú mà đặt hiệu là “Nhị Bách Nghiễn Điền Phú Ông” 二百砚田富翁.

Lưu Tường 刘庠đời Thanh lấy việc chuyên nghiên cứu kinh học của mình mà đặt hiệu là “Thập Tam Kinh Lão Nhân” 十三经老人.

Thư pháp gia Chúc Doãn Minh 祝允明đời Minh nhân có 11 ngón tay mà có hiệu là “Chi Chỉ Sinh” 枝指生.

Thi tăng Kí Thiền 寄禅 đời Thanh tự hiệu là “Bát Chỉ Đầu Đà” 八指头陀

Thi nhân Chu Di Tôn 朱彝尊đời Thanh tự hiệu là “Tịch Dương Phương Thảo Thôn Lạc” 夕阳芳草村落.

Trần Hồng Thọ 陈鸿寿thì tự hiệu là “Mộng Tứ Thiên Bát Bách Hạc Trai” 梦饲千八百鹤斋.

Hoạ gia Đường Dần 唐寅đời Minh hiệu là “Giang Nam Đệ Nhất Phong Lưu Tài Tử” 江南第一风流才子.

Từ Vị 徐渭tự hiệu là “Thuỷ Điền Nguyệt Lão Nhân” 水田月老人

Hoạ gia Trịnh Bản Kiều 郑板桥 đời Thanh tự hiệu là “Thanh Đằng Môn Hạ Tẩu Cẩu” 青藤门下走狗 v.v…

                                                                                          (hết)

                                                                           Huỳnh Chương Hưng

                                                                           Quy Nhơn 26/12/2022

Nguyên tác Trung văn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH DANH, TỰ DỮ HIỆU

中国人的名字与号

Trong quyển

TRUNG QUỐC VĂN HOÁ YẾU LƯỢC

中国文化要略

Tác giả: Trình Dụ Trinh 程裕祯

Bắc Kinh: Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu xuất bản xã, 2017

Previous Post Next Post