KIỀU, TÙNG XƯA CŨNG THẾ NÀY CHỨ SAO (626)
Kiều, Tùng:
Tức Vương Tử Kiều 王子乔và Xích Tùng Tử 赤松子.
Vương Tử Kiều 王子乔: Tính Cơ 姬, danh Tấn 晋, tự Tử Kiều 子乔, thái tử của Chu
Linh Vương 周灵王, không rõ năm sinh năm mất.
Theo truyền
thuyết của Đạo giáo, thái tử Tấn 晋 rời cung đi học đạo, được phương sĩ Phù Khâu Sinh 浮丘生đưa đến Tung sơn 嵩山tu
luyện thuật trường sinh bất lão, Linh Vương cho rằng thái tử đã chết. Sau 30
năm, thái tử Tấn xin Đại phu Hoàn Lương 桓良chuyển
báo cho em là Chu Cảnh Vương 周景王, vào ngày mùng 7
tháng 7 sẽ gặp nhau tại Câu sơn 缑山. Đến ngày hôm đó,
thái tử Tấn cưỡi hạc trắng thổi ống sênh ở không trung trên Câu sơn, 7 ngày sau
cưỡi hạc về trời, đó cũng là truyền thuyết “Tử Kiều giá hạc” 子乔驾鹤, “Tử Kiều khống hạc” 子乔控鹤.
Thái Trạch 蔡泽và Triệu Cao 赵高của nước Tần thường
gọi chung Vương Tử Kiều 王子乔 với Xích Tùng Tử 赤松子,
xem họ là đại biểu của trường thọ.
https://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%AA%E5%AD%90%E6%99%8B
Hậu chủ Vương Diễn 王衍 nhà Tiền Thục xem Vương Tử Kiều là thuỷ tổ của Vương thị, dâng miếu hiệu là Thánh Tổ 聖祖, thuỵ hiệu là Chí Đạo Ngọc Thần Hoàng Đế 至道玉宸皇帝, cho nên người đời xưng là Ngọc Thần Đại Đế 玉宸大帝.
Xích Tùng Tử 赤松子: Còn có tên là
Xích Tụng Tử 赤诵子, hiệu Tả Thánh Nam Cực Nam Nhạc Chân Nhân 左圣南极南岳真人, Tả Tiên Thái Hư Chân Nhân 左仙太虚真人, là vị tiên nhân thượng cổ trong truyền thuyết thần thoại Trung Quốc.
Tương truyền ông là Vũ sư 雨师 thời Thần Nông 神农, có thể nhảy vào lửa tự thiêu đốt mình mà không hề bị
tổn hại, có thể theo gió mưa mà lên xuống. Xích Tùng Tử dạy Thần Nông thị cách
trừ bệnh kéo dài tuổi thọ. Ông thường đến núi Côn Luân 昆仑,
nơi thần tiên cư trú, ở trong cung điện của Tây Vương Mẫu 西王母. Con gái nhỏ của Viêm Đế 炎帝theo
ông học đạo pháp, cũng trở thành thần tiên, cùng ông ẩn độn xuất thế. Đến thời
Cao Tân thị 高辛氏thống trị, Xích Tùng Tử lại xuất hiện làm Vũ sư để làm
mưa. Hiện vị thần tiên trên thiên thượng quản việc mưa vẫn là Xích Tùng Tử. Đạo
trường động phủ Xích Tùng Tử tại Hiện Sơn thạch 岘山石Tương
Dương 襄阳.
https://baike.baidu.com/item/%E8%B5%A4%E6%9D%BE%E5%AD%90/2207514
Nàng rằng: Tiên đạo nhiệm thay
Kiều, Tùng xưa cũng thế này chứ sao.
(Bích Câu kì ngộ: 625 - 626)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 16/11/2022