Dịch thuật: Khổng Tử lúc về già

 

KHỔNG TỬ LÚC VỀ GIÀ

          Khổng Tử 孔子từ nước Vệ về lại nước Lỗ, muộn nhất là trước mùa xuân năm Lỗ Ai Công 鲁哀公thứ 12, mùa xuân năm đó Quý Thị 季氏 nhân vì việc hướng đến thần thuộc tăng gia trưng phát binh dịch và quân dụng phẩm đã hỏi ý kiến Khổng Tử. Lúc bấy giờ Khổng Tử nghiễm nhiên đã là một vị quốc lão, công khanh có thể đến thăm, tặng quà bất cứ lúc nào, quốc chính cũng có tư cách hỏi qua. Năm Lỗ Ai Công thứ 14, đại phu nước Tề Trần Hằng 陈恒 giết vị quân chủ, Khổng Tử bèn trai giới tắm gội sau đó lên triều, thỉnh cầu thảo phạt. Đồng bọn với họ Trần là Tam Hoàn 三桓 (1), tuy có thể ngăn trở nghĩa quân của nước Lỗ, nhưng không thể ngăn trở nghĩa ngôn của Khổng Tử.

          Tăng gia danh tiếng đồng thời cùng với Khổng Tử là môn đồ của ông, và những loại như “thúc tu” 束脩mà môn đồ mang đến. Cuộc sống của Khổng Tử lúc bấy giờ rất có thể là vị Tư khấu 司寇 đã thoái chức; đi thì có xe, mặc thì có:

Tri y cao cừu, tố y kỉ cừu, hoàng y hồ cừu

缁衣羔裘, 素衣麂裘, 黄衣狐裘

(Áo sắc đen phối với áo da dê; ao sắc trắng phối với áo da hươu; áo sắc vàng phối với áo da cáo)

ăn thì:

Thực bất yếm tinh, quái bất yến tế. ….. Thất nhẫm, bất thực; bất thời, bất thực; cát bất chính bất thực; bất đắc kì tương, bất thực. ….. Cô tửu thị bô bất thực.

食不厌精, 脍不厌细. ….. 失饪, 不食; 不时, 不食; 割不正, 不食; 不得其酱, 不食. ….. 沽酒市脯, 不食.

(Lương thực không chê giã quá kĩ; thịt cá không chê xắt quá nhỏ. Thức ăn nấu không đúng cách, không ăn; Không đúng giờ giấc, không ăn; thức ăn xắt không ngay không ăn; không có giấm tương điều vị, không ăn. ….. Rượu và thịt từ chợ mua về, không ăn.)

Hồi tưởng lại tình cảnh lúc ở nước Trần cạn hết lương thực, đã cách xa. Nhưng phúc phận lúc về già, ông không hoàn toàn hưởng được lâu dài. Tháng 4 năm Ai Công thứ 16 (năm 479 trước công nguyên) (tức tháng 2 theo lịch nhà Hạ) Khổng Tử bệnh, 7 ngày sau đó qua đời, hưởng thọ 74 tuổi.

Sau khi Khổng Tử mất, các môn đệ đã an táng ông bên bờ sông Tứ phía bắc đô thành nước Lỗ, đồng thời để tang ba năm, sau đó mới gạt nước mắt chia tay. Các đệ tử cùng những người nước Lỗ khác cư trú bên cạnh mộ phần Khổng Tử có đến hơn 100 nhà, gọi là “Khổng lí” 孔里. Khoảnh đất trống trước mộ trở thành nơi  Lỗ nho cử hành các điển lễ Hương ẩm 乡饮, Hương xạ 乡射. Nơi ở cũ của Khổng Tử trong thành được làm thành miếu đường, bên trong miếu đường cất giữ mũ áo, đàn, xe, thư tịch và lễ khí; các nhà nho của Khổng môn tiếp tục học tập lễ nhạc nơi đó. Về sau trải qua 400 năm hưng vong và binh cách, ngôi miếu đường này chưa từng im vắng tiếng đàn tiếng hát.

Khổng Tử mất 6 năm, nước Việt bị nước Ngô diệt, lại thêm 70 năm nữa nước Tấn phân làm ba, bắt đầu thời đại Chiến Quốc.

Chú của người dịch

1- Tam Hoàn 三桓: Chỉ ba vị khanh đại phu của nước Lỗ là Mạnh Tôn Thị 孟孙氏, Thúc Tôn Thị 叔孙氏, Quý Tôn Thị 季孙氏. Tam Hoàn bắt đầu từ thời Lỗ Trang Công 鲁庄公 (năm 693 – năm 662 trước công nguyên). Phụ thân Lỗ Trang Công là Lỗ Hoàn Công 鲁桓公có 4 người con, đích trưởng tử 嫡长子 là Lỗ Trang Công kế thừa ngôi vị quốc quân nước Lỗ, thứ trưởng tử 庶长子 là Khánh Phủ 庆父 (thuỵ là Cung , cũng xưng là Cung Trọng 共仲, đời sau xưng là Trọng Tôn Thị 仲孙氏. Con trưởng của thứ  tử 庶子lại xưng là Mạnh , cho nên gọi là Mạnh Tôn Thị 孟孙氏). Thứ thứ tử 庶次子là Thúc Nha 叔牙 (thuỵ là Hi , đời sau xưng là Thúc Tôn Thị 叔孙氏), đích thứ tử 嫡次子là Quý Hữu 季友 (thuỵ là Thành , đời sau xưng là Quý thị 季氏), đều theo chế độ phong kiến được Lỗ Trang Công phong quan làm Khanh. Đời sau hình thành đại gia tộc, do bởi ba nhà đều xuất thân từ đời sau của Lỗ Hoàn Công, cho nên họ được gọi là “Tam Hoàn”.

https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%89%E6%A1%93/8822524

2- Thúc tu 束脩: Chỉ lễ vật mà vào thời cổ, giữa thượng hạ cấp, thân thích, bạn bè tặng qua lại. Học sinh thời cổ, lần đầu tiên kiến diện thầy, phải dâng lễ vật biểu thị lòng thành kính, được gọi là “thúc tu”.

                                                                Huỳnh Chương Hưng

                                                                Quy Nhơn 29/11/2022

Nguyên tác

KHỔNG TỬ ĐÍCH VÃN NIÊN

孔子的晚年

Trong quyển

 TRUNG QUỐC SỬ CƯƠNG

中国史纲

Tác giả: Trương Ấm Lân 张荫麟

Bắc Kinh: Hoá học công nghiệp xuất bản xã, 2017

Previous Post Next Post