CHỮ “THÁN”
叹 嘆
Bính âm “tàn”
叹 5 nét
嘆 14 nét
1- Nhân vì ưu sầu, bi thương hoặc không biết làm cách
nào nên phát ra tiếng thở dài.
Thán
khí 叹气
/ thán tức 叹息 / thán uyển 叹惋 / ưu thán 忧叹
/ bi thán 悲叹 / vọng dương hưng thán 望洋兴叹 / cảm thán 感叹
2- Nhân tán thưởng, bội phục mà phát ra thanh âm
Thán
thưởng 叹赏 / thán phục 叹服 / tán thán 赞叹 / kinh thán 惊叹
3- Ca vịnh, ngâm vịnh.
Vịnh thán 咏叹 / nhất xướng tam thán 一唱三叹
Thuyết giải
Chữ 叹 bộ 口, kết cấu trái phải.
Dùng phù hiệu 又 để thay thanh bàng thành chữ 叹.
叹 là chữ dùng phù hiệu để thay thế.
* 1- chữ
có thiên bàng như vậy trong văn hiến thời Minh Thanh đã thấy dùng phù hiệu 又 để thay thế. Như trong Đông song kí 东窗记, Thích ách truyện
释厄传 bản san khắc đời Minh, chữ 難khắc
là 难; trong Dật sự 逸事 bản san khắc đời
Thanh, chữ 灘 / 攤 được khắc là 滩 / 摊.
2- Dị thể tự của 嘆là 歎, thời cổ chữ 欠 và 口 bên cạnh, ý nghĩa đa
phần tương thông.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 20/11/2022
Nguồn
GIẢN HOÁ TỰ, PHỒN THỂ TỰ ĐỐI CHIẾU TỰ ĐIỂN
简化字繁体字对照字典
Chủ biên: Giang Lam Sinh 江蓝生,
Lục Tôn Ngô 陆尊梧
Thượng Hải – Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 1998