别老母
搴帷拜母河梁去
白发愁看泪眼枯
惨惨柴门风雪夜
此时有子不如无
(黄景仁)
BIỆT LÃO MẪU
Khiên duy bái mẫu Hà Lương khứ
Bạch phát sầu khan lệ nhãn khô
Thảm thảm sài môn phong tuyết dạ
Thử thời hữu tử bất như vô
(Hoàng Cảnh Nhân)
TỪ BIỆT MẸ GIÀ
Vén rèm lạy từ biệt mẹ già để đi đến Hà Lương
Nhìn mái đầu bạc trắng của mẹ mà lòng đau như cắt, muốn
khóc nhưng không còn nước mắt
Lên đường đi xa trong đêm gió mưa tuyết đổ này, không
được ở bên cạnh mẹ để đóng cánh cửa sài
Nỗi buồn thương tràn ngập, cất tiếng than, lúc này có con mà cũng như không.
Bối cảnh
sáng tác
Niên hiệu Càn Long 乾隆 thứ 36 đời Thanh Cao Tông 清高宗 (năm 1771), Hoàng Cảnh Nhân 黄景仁 nhận nhiệm vụ ra ngoài làm việc. Trong đêm gió mưa tuyết đổ, từ biệt mẹ già cùng thê nữ để lên đường, ông đã viết ra bài thơ này thể hiện nỗi buồn thương.
Giám thưởng
“Khiên
duy bái mẫu Hà Lương khứ” 搴帷拜母河梁去lấy “Hà Lương
khứ”, đễ điểm minh cho chủ đề “biệt mẫu”, đồng thời bao hàm tình cảm bi ai của
người con viễn du nơi đất khách, thân thế phiêu linh.
Bạch phát sầu nhan lệ nhãn khô
白发愁颜泪眼枯
nối tiếp câu đầu, thi nhân không trực tiếp miêu tả
tình cảm đau thương lúc từ biệt mẹ già, nhưng tình tiết cụ thể “khiên duy bái mẫu” (vén màn lạy từ biệt mẹ)
và hình tượng mẫu thân rõ nét đã cảm nhận được sự vận động nội tâm của mẹ và
thi nhân cùng sự giao lưu tình cảm đó. Mẹ và con đối mặt nhau lặng im không
nói, nỗi thống khổ trầm ngâm của người mẹ, nỗi đau buồn áy náy của thi nhân, cả
hai đều không thể thốt nên lời.
Thảm thảm sài môn phong tuyết dạ
惨惨柴门风雪夜
Là bức tranh dung hợp cả tình lẫn cảnh, tạo thành một
bầu không khí tràn đầy nỗi bi ai. Thi nhân từ tận đáy lòng thốt lên niềm cảm
thán “Thử thời hữu tử bất như vô”.
Thử thời hữu tử bất như vô
此时有子不如无
Là tình cảm của thi nhân tiến sâu thêm một bước, tầng
tầng súc tích ngưng tụ lại, từ đó đã nảy sinh một sức mạnh cảm động lòng người,
biểu hiện mẫu thuẫn của nội tâm thi nhân đang chuyển động, mang nội dung tâm lí
phong phú mà phức tạp.
Bài thơ
thông qua sự kết hợp việc tận mắt thực cảnh biệt li cùng hư cảnh từ nay về sau
luôn mong nhớ, dùng ngôn ngữ như nói tiến hành miêu tả việc thi nhân viễn hành
chốn tha hương và trường cảnh lúc li biệt mẹ già, đã bộc lộ tình cảm chí chân chí
thành của thi nhân đối với mẫu thân.
Tác giả
Hoàng Cảnh
Nhân 黄景仁 (1749 – 1783): Thi nhân cuối đời Thanh, tự Hán Dung 汉镛, một tự khác là Trọng Tắc 仲则,
hiệu Lộc Phỉ Tử 鹿菲子, người huyện Vũ Tiến 武进phủ
Thường Châu 常州 (nay là huyện Vũ Tiến 武进thành
phố Thường Châu 常州tỉnh Giang Tô 江苏),
hậu duệ của Hoàng Đình Kiên 黄庭坚, thi nhân đời Tống.
Bốn tuổi
mồ côi cha, gia cảnh thanh bần, lúc trẻ đã nổi tiếng về thơ. Năm Càn Long 乾隆thứ 31 (năm 1766), để mưu cầu sinh kế, ông bắt đầu bôn
ba tứ phương, một đời lao đao vất vả. Năm Càn Long thứ 46 (năm 1781) được nhậm
mệnh làm Huyện thừa 县丞.
Hoàng Cảnh
Nhân nổi tiếng về thơ, cùng với Vương Đàm 王昙 được gọi là “Nhị
Trọng” 二仲, cùng với Hồng Lượng Cát 洪亮吉
được gọi là “Nhị Tuấn” 二俊, là một trong Tì
Lăng thất tử 毗陵七子. Thơ ông học theo Lí Bạch 李白,
đa phần tác phẩm bày tỏ nỗi cùng sầu bất ngộ, tịch mịch thê lương, cũng có bài
phẫn thế ghét tục, thơ thất ngôn của ông có nét đặc sắc, ông cũng có sáng tác từ.
Tác phẩm
có Lưỡng Đương Hiên toàn tập 两当轩全集 22 quyển,
trong đó thơ 16 quyển, từ 3 quyển, thi từ bổ di cùng di văn 3 quyển, cùng Tây Lãi ấn cảo 西蠡印稿. Hậu thế đánh
giá thơ ông đa phần là “sầu khổ tân toan” 愁苦辛酸. Như Cù Thu Bạch 瞿秋白có câu:
Ngô hương Hoàng Trọng Tắc
Phong tuyết nhất gia hàn
吾乡黄仲则
风雪一家寒
(Hoàng Trọng Tắc quê tôi
Gió tuyết một nhà nghèo khó)
Năm Càn Long thứ 48 (năm 1873), Hoàng Cảnh Nhân bị bệnh và qua đời.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/11/2022
Nguồn
https://www.baike.com/wikiid/8943077285769134506?view_id=xr4spxxbc0000