哭竹豈知當戴孝
娛親不料已居憂
Khốc
trúc khởi tri đương đới hiếu
Ngu thân bất liệu dĩ cư ưu
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/11/2022
Khốc trúc 哭竹: Khóc
trúc, điển xuất từ câu chuyện về Mạnh Tông 孟宗. Mạnh
Tông tự Cung Vũ 恭武người
nước Ngô thời Tam Quốc. Lúc nhỏ phụ thân đã qua đời, mẫu thân về già bệnh nặng
thèm được ăn măng. Lúc bấy giờ là mùa đông không có măng, Mạnh Tông vào rừng
trúc ôm lấy trúc mà khóc. Lòng hiếu thảo của ông cảm động đến trời, mặt đất bỗng
nứt ra, mọc lên mụt măng. Mạnh Tông vô cùng vui mừng, liền hái mang về nấu canh
dâng lên mẫu thân. Mẫu thân ăn qua bệnh liền thuyên giảm. Thành ngữ “Khốc trúc
sinh duẫn” 哭竹生笋xuất phát từ câu chuyện này. “Khốc trúc
sinh duẫn” là một trong “Nhị thập tứ hiếu”.
Ngu thân 娛親: Làm
cho cha mẹ vui, điển xuất từ câu chuyện về Lão Lai Tử 老萊子. Ông họ Lai 萊, nhưng không rõ tên nên người ta gọi
ông là “Lão Lai Tử”. người nước Sở thời Xuân Thu. Lão Lai Tử thờ song thân rất
có hiếu, luôn dâng lên cha mẹ những món ngon. Ông tuy đã 70 tuổi, nhưng chưa
bao giờ nói rằng mình già. Trong Lễ kí 禮記có
chép”
Phụ mẫu tại, hỗ ngôn bất xưng lão.
父母在, 互言不稱老
(Đương
khi cha mẹ hãy còn, không bao giờ ông xưng là lão)
Ông thường mặc áo ngũ sắc, nhảy múa trước mặt song
thân, làm điệu bộ động tác như trẻ con để chọc cho cha mẹ vui. Có lần ông gánh
nước lên trên nhà, cố ý té ngã, rồi cất tiếng khóc như con nít. Về sau người ta
dùng “Lão Lai y” 老莱衣để ví
lòng hiếu thuận đối với người già. Thành ngữ “Hí thái ngu thân” 戏彩娱亲xuất
phát từ câu chuyện này. “Hí thái ngu thân” cũng là một trong “Nhị thập tứ hiếu”.
Đới hiếu 戴孝: Tức
để tang, cư tang. Phụ mẫu qua đời, con cái nam nữ mặc sô gai để tang phụ mẫu gọi
là “đới hiếu”
Cư ưu 居憂:
Cũng chỉ việc cư tang phụ mẫu.