“THẦN NỮ” VÀ “NỮ THẦN”
(Lưu Kiệt Lâm 刘杰林)
“Nữ thần”
女神 và
“thần nữ” 神女 là từ
mà đồng tố có sự đảo ngược trật tự. Trong Hán
ngữ đại từ điển 汉语大词典, “nữ thần” 女神được giải thích là:
Thần thoại trung nữ tính đích thần
神话中女性的神
(Vị thần nữ tính trong thần thoại)
Còn “thần
nữ” 神女 được
giải thích là:
Vu Sơn thần nữ hoặc “phiếm chỉ tiên nữ”
巫山神女或 “泛指仙女”
(Thần nữ Vu Sơn hoặc phiếm chỉ tiên nữ)
“Thần nữ”
神女 và
“nữ thần” 女神trong văn học Trung Quốc đều là xưng vị về vị thần nữ
tính trong thần thoại, nhưng thời gian sử dụng của cả hai không giống nhau. “Thần
nữ” 神女 được
thấy trong “Thần nữ phú” 神女赋 của Tống Ngọc 宋玉nước
Sở thời Chiến Quốc. đời Nguyên dùng “nữ thần” 女神
để xưng hô Nam Hải nữ thần Linh Huệ phu nhân 南海女神灵慧夫人. Trong Hiện đại Hán ngữ từ điển 现代汉语词典, “thần nữ” 神女được giải thích là “nữ thần” 女神;
còn “nữ thần” 女神được giải thích là “vị thần nữ tính trong truyền thuyết
thần thoại”. Điều này khiến chúng ta nhìn thấy manh mối mối liên hệ ngữ nghĩa
giữa “thần nữ” và “nữ thần”.
Kì thực,
từ “nữ thần” 女神 sản
sinh từ câu chuyện thần thoại phương tây, sớm nhất được dùng để biểu thị điều
mà văn tự tượng hình Ai Cập của nữ thần đại biểu là “quyền lợi” 权利, về sau truyền vào phương đông, nhưng không phổ cập.
Thời kì “mốt” của từ “nữ thần” là trong
phong trào tân văn hoá ở đầu thế kỉ, bắt đầu vào năm 1916, quyền “Nữ thần” 女神 của Quách Mạt Nhược 郭沫若
xuất bản năm 1921, năm 1928 Quách Mạt Nhược lại hợp thời tu cải “Nữ thần” và xuất bản lại. Thế là từ “nữ
thần” không ngừng truyền bá rộng rãi. Lúc bấy giờ, trong tác phẩm văn học nhất
là tác phẩm phiên dịch, từ “nữ thần” đã nhanh chóng được hoan nghinh.
Đến
nay, từ “nữ thần” 女神 không
còn chỉ riêng cho “thần”, mà còn chỉ người có tính chất như thần. Đây là nghĩa
mới mà thời đại đã cấp cho “nữ thần”. “Nữ thần” có công năng mượn đế thay thế,
chỉ nữ minh tinh đẹp như nữ thần, nó chú trọng vào chủ quan của con người, cho
rằng có nữ tính giống tính chất của nữ thần, hơn nữa đa phần dùng vào trường hợp
phi chính thức và chỉ người trẻ tuổi. Hiện nay, tần suất sử dụng cách xưng hô
“nữ thần” không ngừng nâng cao, phạm vi sử dụng không ngừng mở rộng, vượt qua
“thần nữ” 神女. Nội hàm khái niệm “nữ thần”, cùng sắc thái nghĩa của
từ đều phát sinh biến hoá.
Ngữ
nghĩa của “thần nữ” 神女. quỹ đạo cơ bản diễn biến là: Thần nữ - vị thần nữ
tính trong truyền thuyết thần thoại – như mĩ nữ minh tinh có đặc chất của nữ thần
– thiếu nữ đặc biệt trẻ đẹp – nữ tính có tính chất đặc biệt – nữ tính phổ
thông.
Tìm hiểu nguyên nhân, chúng ta có thể biết diễn biến này là nhu cầu giao tiếp xã hội, là tất yếu của quy luật phát triển tự thân của ngôn ngữ, chịu sự theo đuổi tâm lí sáng tạo cái mới khác người của người xưng hô. Ngôn ngữ có tính hệ thống, theo sự phiếm hoá mà “mĩ nữ” chỉ xưng, dùng để xưng hô đối với giới nữ phổ thông, đã bổ sung sự khiếm khuyết xưng vị sau khi phiếm hoá “mĩ nữ” nổi lên mà “nữ thần” không thể nhường cho người khác. Lại nhân vì từ phản nghĩa “điểu ti” 屌丝 (1) đăng đài, càng tăng thêm sự ổn định vững chắc về địa vị của “nữ thần.
Chú của người
dịch
1- Điểu ti屌丝: Là một từ lóng
thông dụng trên internet của Trung Quốc, thường được dùng với hàm ý châm biếm,
ám chỉ một nam thanh niên có ngoại hình và địa vị tầm thường, sinh ra trong một
gia đình khiêm tốn, anh ta không có xe hơi, không có nhà và không có mối quan hệ
nào.
(Theo Wikipedia)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/10/2022
Nguồn