PHẠM THƯ
Phạm Thư 范雎 (? – năm 255 trước công nguyên), còn có tên là 范且 (Phạm Thư), tự là Thúc 叔, tên giả là Trương Lộc 张禄, Tể tướng triều Tần Chiêu Vương 秦昭王 thời Chiến Quốc. Ông là một mưu lược gia nổi tiếng, Bệnh mất, có thuyết cho là bị Chiêu Vương xử tử.
Phạm Thư 范雎, người nước Nguỵ, rất có mưu lược, khẩu tài rất giỏi, từ lúc trẻ đã muốn nhập sĩ làm quan, nhưng khổ nỗi nhà không có tài sản để nhờ cậy, đành phải trước tiên đầu bôn đến với Trung đại phu Tu Giả 须贾. Năm 271 trước công nguyên, ông theo Tu Giả đi sứ sang Tề. Tề Tương Vương 齐襄王khâm phục khẩu tài của ông, bèn phái người tặng ông một số lễ vật, để bày tỏ ý kính trọng, nhưng ông từ chối. Tu Giả cho rằng Tề Tuyên Vương tặng lễ vật cho Phạm Thư là bởi vì Phạm Thư đem việc cơ mật của nước Nguỵ bán đứng cho nước Tề, sau khi về lại nước liền báo lên Tướng quốc Nguỵ Tề 魏齐, Nguỵ Tề không hỏi rõ trắng đen sai người đem ông đánh đến mức ngã ra chết, dùng chiếu cói cuộn thi thể đem vất trong nhà xí, lại còn sai người canh chừng, bảo mọi người tiểu lên thi thể, để giải toả nỗi hận của Nguỵ Vương. Kì thực, Phạm Thư không chết, chỉ là bị đánh gãy xương sườn, gãy răng, giả vờ chết. Về sau, Phạm Thư thừa lúc không có người vào nhà xí liền cầu xin với người canh:
- Nếu như ông cứu tôi thoát được thân, ngày sau nhất định sẽ báo đáp.
Người canh gác nhân lúc Nguỵ Tề đại yến tân khách, uống say, thỉnh cầu Nguỵ Tề cho ông đem thi thể vất khỏi nhà xí. Nguỵ Tề bằng lòng, Phạm Thư mới đào thoát được, Dưới sự giúp đỡ của Trịnh An Bình 郑安平 người nước Nguỵ, ông ẩn nấp dưỡng thương, đổi tên là Trương Lộc 张禄.
Lúc bấy giờ, Tần phái sứ giả Vương Kê 王稽 đi sứ nước Nguỵ, Trịnh An Bình nguỵ trang thành tên tiểu tốt theo hầu Vương Kê. Trịnh An Bình thừa cơ tiến cử Phạm Thư lên Vương Kê, đồng thời ngầm sắp xếp cho Vương Kê gặp mặt Phạm Thư. Trò chuyện chẳng bao lâu, Vương Kê biết Phạm Thư là một nhân tài, liền lập kế hoạch đưa Phạm Thư ra khỏi nước Nguỵ, cùng vào nước Tần, tiến cử lên Tần Vương.
Chiêu Vương 昭王 nhân vì không hiểu Phạm Thư, người tiến cử Vương Kê chỉ là “yết giả” 谒者 (người truyền đạt tin tức cho thiên tử), một viên quan nhỏ, cho nên không hề trọng dụng Phạm Thư. Phạm Thư lại đích thân dâng thư lên Chiêu Vương, trình bày đạo lí bình quốc trị thiên hạ, đồng thời thỉnh cầu Chiêu Vương tiếp kiến ông để được rõ hơn. Chiêu Vương đọc qua thư, mới biết Phạm Thư là nhân tài, vội xin lỗi Vương Kê, phái người dùng xe đi rước Phạm Thư vào cung. Chiêu Vương còn đích thân tại bậc thềm nghinh đón đưa ông vào nội đường, cho lui tả hữu, nói một cách khẩn thiết:
- Bất
luận là sự việc lớn nhỏ trên đến thái hậu, dưới đến đại thần đều nhờ tiên sinh
chân thành chỉ giáo, chớ có nghi ngờ lo lắng.
Phạm Thư dẫn chứng kinh điển thao thao bất tuyệt phân tích hình thế thiên hạ và cảnh huống mà nước Tần đang gặp, đề xuất viễn giao cận công, các sách lược công diệt sáu nước vùng quan đông, nhất thống thiên hạ, còn khuyên Chiêu Vương chớ tin nghe theo lời của thái hậu, Nguỵ Nhiễm 魏冉chuyên quyền hống hách, nhất thiết không thể để đại quyền lọt vào tay người khác. Chiêu Vương nghe qua phục sát đất, lập tức nhậm mệnh ông làm khách khanh, lưu lại bên cạnh mình trợ giúp mưu hoạch quốc sự.
Năm 266 trước công nguyên, Phạm Thư một lần nữa khuyên Chiêu Vương thu hồi đại quyền từ trong tay thái hậu và bọn Nguỵ Nhiễm. Chiêu Vương bèn truất phế thái hậu, bãi miễn chức Tướng của Nguỵ Nhiễm, tước đoạt chức quyền của Hoa Dương Quân 华阳君, Cao Lăng Quân 高陵君, Kinh Dương Quân 泾阳君, nhậm mệnh Phạm Thư làm Tướng quốc và phong ông làm Ứng Hầu 应 (Ứng 应 nay là phía tây nam Bảo Phong 宝丰tỉnh Hà Nam 河南), nắm giữ quân chính sự vụ.
Phạm Thư sau khi bái Tướng, vẫn dùng tên giả Trương Lộc, người nước Nguỵ cũng không biết Trương Lộc là Phạm Thư. Nước Nguỵ nghe nói nước Tần muốn đánh nước Hàn, nước Nguỵ, lo sợ bèn phái Tu Giả đến nước Tần hướng đến Trương Lộc cầu xin tha. Phạm Thư giả trang thành một người nghèo khổ, mặc áo rách lưu ở ngoài quán xá, Tu Giả sau khi gặp ông, thất kinh nói rằng:
- Ông vẫn còn sống ư? Đến Tần muốn du thuyết cầu quan chằng?
Phạm Thư đáp rằng:
- Tôi
trước đây bị Nguỵ Tề nghiêm trị, đào vong đến đây, sao dám du thuyết cầu quan?,
chỉ là làm công cho người để kiếm miếng cơm mà thôi.
Tu Giả thấy đáng thương, chiêu đãi ông ăn một bữa, tặng ông một chiếc áo bào, lại còn nói rõ mục đích của mình đến Tần, hỏi Phạm Thư có bạn bè nào quen biết Trương Lộc không, đồng thời nói rằng mình đi lần này có thành công hay không là đều dựa vào lời nói của Trương Lộc. Phạm Thư đáp rằng:
- Tôi
đang là nô bộc của Trương gia, rất quen với chủ nhân, cũng chỉ có tôi mới có thể
gặp được Trương Lộc. Tôi sẽ dẫn ông đi gặp.
Phạm Thư liền tìm đến một cỗ xe lớn, đích thân mình đánh xe đưa Tu Giả đến Tướng phủ. Người trong phủ từ xa nhìn thấy, đều lần lượt tránh đi, điều đó khiến Tu Giả vô cùng kinh ngạc. Đến cổng, Phạm Thư giả vờ xưng là nội nhân vào thông báo, nhưng khi đã đi mà không thấy trở lại. Tu giả hỏi môn nhân rằng:
- Phạm
Thúc sao vẫn chưa thấy ra?
Môn nhân đáp rằng:
- Ở
đây không có “Phạm Thúc” gì cả.
Tu Giả lại hỏi:
- Chính
là người lúc nãy đánh xe đó!
Môn nhân trách rằng:
- Đó
là Tướng quốc Trương quân của nước tôi.
Tu Giả thất kinh, lúc này mới biết mình bị gạt, sợ đến mức cởi áo trên để lộ cánh tay, quỳ xuống đất, xin môn nhân thay mình vào thỉnh tội. Phạm Thư cho triệu vào, sau khi kể ra một số tội ác của ông ta, tuyên bố không tiếp nhận sứ giả nước Nguỵ, đuổi về. Ngày Tu Giả cáo từ, Phạm Thư bày yến tiện lớn, mệnh cho Tu Giả ngồi dưới đường, do hai tên tội phạm đứng kèm bên trái bên phải, ép ông ta ăn như cho ngựa ăn, đồng thời hung hăng mắng rằng:
Ông
thay ta nói về với Nguỵ Vương, mau đem đầu của Nguỵ Tề đến đây, nếu không ta sẽ
giết sạch người đất Lương 梁 (đô
thành nước Nguỵ).
Tu Giả về báo lại, Nguỵ Tề sợ đến mức đào thoát sang nước Triệu ẩn nấp.
Đối với Vương Kê, người mà tiến cử ông, Phạm Thư bảo Chiêu Vương đưa anh ta từ một “yết giả” thăng lên làm Hà Đông quận thú 河东郡守, còn cho phép ông có thể ba năm không phải nộp thuế cho triều đình. Phạm Thư lại bái Trịnh An Bình làm Tướng quân 将军, đồng thời đem hết gia tài của mình báo đáp những người mà năm đó giúp mình mà phải chịu liên luỵ. Cho nên, Tư Mã Thiên 司马迁đánh giá ông là:
Nhất phạn chi đức tất thường, nhai xế chi oán tất báo.
一饭之德必偿,
睚眦之怨必报
(Ơn một bữa cơm nhất định phải
báo đáp, oán cừu dù nhỏ nhất định phải báo thù)
Từ đó, Chiêu Vương báo thù cho Phạm Thư, uy hiếp nước Triệu phải giao Nguỵ Tề đang ẩn náu tại nhà Bình Nguyên Quân 平原君, bức Nguỵ Tề nhiều phen đào vong, cuối cùng không còn đường đành tự sát. Triệu Vương cắt lấy đầu Nguỵ Tề giao cho Tần, Phạm Thư mời giải được nỗi hận trong lòng …..
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 03/10/2022
Nguyên tác Trung văn
PHẠM THƯ
范雎
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ TƯỚNG LỤC
中国历代宰相录
Chủ biên: Dương Kiếm Vũ 杨剑宇
Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 1999