THƯƠNG ÔI NƯỚC ĐỔ BỐC ĐẦY ĐƯỢC ĐÂU (466)
Điển xuất từ câu chuyện Khương Tử Nha
và câu chuyện Chu Mãi Thần.
Khương Tử Nha 姜子牙họ Khương 姜tên Thượng 尚, người cuối đời Thương đầu đời Chu, là nhân vật lịch sử nổi tiếng
thời cổ Trung Quốc. Từ nhỏ gia cảnh nghèo khó, nhưng Khương Tử Nha trước sau vẫn
luôn khắc khổ chăm học thiên văn địa lí, mưu lược quân sự, hi vọng có một ngày
sẽ ra giúp nước. Nhưng Trụ Vương 纣王cuối triều Thương hôn dung tàn
bạo, cho dù Khương Tử Nha có chí trị quốc an bang cũng không có chỗ để thi triển.
Ông đành ẩn cư bên bờ sông Vị 渭, một nơi tương đối hẻo lánh ở
Thiểm Tây 陕西. Lúc rảnh ông thường câu cá bên bờ sông, hi vọng sẽ gặp được minh
chủ, phoà tá minh quân lập nên nghiệp lớn.
Vợ Khương Tử Nha họ Mã 马, thấy Khương Tử Nha tuổi ngày càng cao, mà vẫn chưa có thành tự
gì, nhà lại nghèo mà suốt ngày chỉ câu cá. Mã thị cả ngày lải nhải, nói rằng chịu
không nỗi ông, không muốn cùng chung sống. Khương Tử Nha ban đầu vẫn kiên nhẫn
khuyên bà, nhưng bà không nghe, cho rằng Khương Tử Nha nói gạt, nói thế nào
cũng không tin. Cuối cùng, Mã thị không kiên nhẫn được nữa, kiên quyết rời bỏ
ông. Khương Tử Nha không biết làm cách nào, đành để cho bà ra đi.
Về sau lúc câu cá, Khương Tử Nha gặp
được Chu Văn Vương Cơ Xương 周文王姬昌 ra ngoài tuần du. Cơ Xương thấy
ông vô cùng tài hoa bèn mời ra giúp mình lật đổ sự thống trị của Trụ Vương,
bình định thiên hạ. Khương Tử Nha gặp được minh quân vui vẻ nhận lời. Cơ Xương
tôn Khương Tử Nha làm Thái sư 太师, mưu định kế sách cho mình,
phò tá Cơ Xương tích cực phát triển sản xuất, huấn luyện quân đội. Sau khi Cơ
Xương qua đời, Khương Tử Nha phò tá con Cơ Xương là Chu Vũ Vương Cơ Phát 周武王姬发, cuối cùng diệt được triều Thương, kiến lập triều Chu. Khương Tử
Nha lập đại công, Chu Vũ Vương ban cho ông đất Tề làm phong địa. Mã thị thấy
Khương Tử Nha công thành danh tựu, hối hận liền đến nhà xin được tái hợp, hi vọng
Khương Tử Nha nghĩ đến tình vợ chống ngày trước mà nối lại duyên xưa. Nhưng
Khương Tử Nha đã nhìn thấu con người Mã thị, nên căn bản không muốn nối lại
duyên xưa. Thấy Mã thị cứ nằn nì, Khương Tử Nha bèn bưng bình nước đổ xuống đất,
sau đó nói với Mã thị: “Nếu bà có thể hốt được nước vào bình lại, thì tôi sẽ
cùng bà tái hợp.”
Mã thị nghe qua, vội bò trên mặt đất để
hốt, nhưng nước đã thấm vào đất, làm sao hốt lại được, Mã thị chỉ hốt được bùn.
Lúc này, Khương Tử Nha lạnh lung nói với bà: “Nước đã đổ đi khó mà hốt lại, bà
biết rõ điều đó mà. Quan hệ giữa tôi với bà cũng giống bình nước này, đã đỏ đi
thì không thể nào hốt lại được.”
https://baike.baidu.com/item/%E8%A6%86%E6%B0%B4%E9%9A%BE%E6%94%B6/3442
Từ câu chuyện trên, Trung Quốc có
thành ngữ “Phúc thuỷ nan thu” 覆水难收.
Ngoài ra cũng có câu chuyện tương tự,
đó là câu chuyện về Chu Mãi Thần 朱买臣.
Thời Tây Hán, tại Cối Kê 会嵇 (nay là Thiệu Hưng 绍兴 Chiết Giang 浙江) có một người tên Chu Mãi Thần 朱买臣, nhà rất nghèo, dựa vào việc kiếm củi đem bán để mưu sinh. Chu
Mãi Thần rất thích đọc sách, trên đường gánh củi vẫn không quên ngâm tụng thơ
văn, hàng xóm đều chê cười ông, nhưng Chu Mãi Thần không hề dao động.
Vợ ông cảm thấy xấu hổ, xin li hôn.
Chu Mãi Thần cười nói với bà rằng: “Bà chớ có coi tôi là một con quỷ nghèo, thấy
tướng số nói với tôi đến năm tôi 50 tuổi sẽ đại phú đại quý. Bà đã cùng tôi chịu
khổ hơn 20 năm, tôi nay cũng đã hơn 40 tuổi, bài đợi thêm vài năm nữa, khi tôi
giàu sang nhất định sẽ báo đáp bà.” Vợ Chu Mãi Thần hậm hực nói rằng: “Người giống
như ông cuối cùng chỉ có chết đói, làm sao có thể giàu sang?” Chu Mãi Thần khuyên đôi ba lần, nhưng bà cứ
khóc ầm lên, Chu Mãi Thần không biết cách nào đành đồng ý li hôn. Vợ Chu Mãi Thần
không hề có chút lưu luyến rời khỏi nhà ra đi.
Sau khi li hôn, Chu Mãi Thần vẫn như
ngày trước, đốn củi bán kiếm tiền, trên đường vẫn vừa đi vừa đọc sách. Người vợ
cũ và người chồng mới của cô ta gặp được, thấy Chu Mãi Thần vừa lạnh vừa đói liền
cho cơm ăn.
Sau khi Cảnh Đế 景帝qua đời, thái tử Lưu Triệt 刘彻 kế vị, chính là Hán Vũ Đế 汉武帝. Hán Vũ Đế thích nho thần, dưới sự giúp đỡ của bạn bè, Chu Mãi Thần
được triệu kiến. Ông giải thích Xuân Thu 春秋, bình thuật Sở từ 楚辞 cho Hán Vũ Đế nghe, Hán Vũ Đế rất hài lòng phong ông làm Trung đại
phu 中大夫. Về sau lại phái Chu Mãi Thần làm Thái thú Cối Kê 会稽, thế là Chu Mãi Thần “áo gấm về quê”.
Chu Mãi Thần sau khi nhậm chức ở Cối
Kê, có một lần gặp được người vợ cũng cùng chống cô ta, họ là dân phu bị điều
đi sửa đường. Chu Mãi Thần không quên tình cũ, liền dừng xe lại mời họ lên xe,
đồng thời đưa về nhà nhiệt tình khoản đãi. Một tháng sau, người vợ cũ của ông
treo cổ tự tận, Chu Mãi Thần giúp cho người chống một số ngân lượng để anh ta
an táng vợ.
Chu Mãi Thần về quê, đồng thời cũng báo đáp nhiều người vốn ngày trước mình mang ơn. Ông giúp người vợ cũ cũng xuất phát từ tâm lí như thế, không phải cố ý làm nhục.
Nhưng người đời sau đã thêm thắt, tạo ra xung đột để tăng cường hiệu
quả kịch tính. Thế là đã miêu tả người vợ cũ của ông là người tham giàu chê
nghèo, sau khi Chu Mãi Thần giàu sang, bà hối hận không thôi, lại còn tìm đến
Chu Mãi Thần xin được nối lại duyên xưa. Chu Mãi Thần bưng bát nước đổ trước đầu
ngựa, nói rằng nếu như hốt lại được thì sẽ đồng ý. Người vợ xấu hổ bèn tự sát.
https://baike.baidu.com/item/%E8%A6%86%E6%B0%B4%E9%9A%BE%E6%94%B6/3442
Cũng từ câu
chuyện này, có thành ngữ “Bát thuỷ nan thu” 泼水难收.
“Phúc thuỷ nan thu” và “Bát thuỷ nan thu” đều dùng để chỉ vợ chống đã li hôn không thể tái hợp. Cũng được dùng để ví cục diện không thể vãn hồi.
Nàng rằng: Duyên nợ bấy nay
Thương ôi nước đổ bốc đầy được đâu
(Bích Câu kì ngộ: 465 - 466)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/9/2022