Dịch thuật: Nỗi lo của phụ thân (Tư Mã Thiên)

 

NỖI LO CỦA PHỤ THÂN

          Chức “Lang trung” 郎中của triều Hán là thị vệ đi theo bên cạnh hoàng đế. Tính chất công việc của họ rất siêu nhiên, không có sự hạn chế nhất định, giống như “dưỡng sĩ” của quốc quân hoặc của vương công quý tộc thời Chiến Quốc.

          Bình thường, “Lang trung” đều ở trong cung, hoàng đế xuất tuần theo hầu bên cạnh hoàng đế, cho nên là cố vấn hiện thành bên cạnh hoàng đế. Hoàng đế lâm thời nghĩ đến việc gì, thường phái “Lang trung” đi chấp hành. Họ không có nhiệm vụ công tác cố định, không có phòng làm việc, cũng không có nhân số nhất định, lúc nhiều nhất đạt đến mấy ngàn người. Nhiệm vụ và nhân số của họ toàn do hoàng đế quyết định.

          Đảm nhiệm chức Lang trung, thường trở thành bước đầu tiên tiến vào con đường làm quan, cho nên ở xã hội đương thời, đều xem “Lang trung” bên cạnh hoàng đế là khởi điểm cho việc thăng quan tiến chức.

          Quan của triều Hán, nêu không phải được tuyển chọn từ cơ quan của chính phủ, thì cũng là người có tiền dùng tiền để mua, người nghèo căn bản không có cơ hội bước vào con đường làm quan. Vũ Đế áp dụng phương thức khảo thí để tuyển chọn “Lang trung”, mới khiến Tư Mã Thiên được may mắn. Nhân vì quan vị của phụ thân Tư Mã Đàm không cao, trong nhà lại không có tiền, theo lí mà nói, Tư Mã Thiên không căn bản không có cơ hội làm “Lang trung”, nào ngờ vận khí không xấu, gặp được lúc việc ban bố chế độ Bác sĩ đệ tử  được thực thi, có cơ hội dựa vào tài năng thực học của mình, có được vị trí mà nhiều người hâm mộ.

          Tư Mã Thiên trong đợt hội khảo Bác sĩ đệ tử đã biểu hiện sự ưu tú, được hoàng đế chọn làm Lang trung. Điều này đối với Thái sử công Tư Mã Đàm mà nói, quả thật là quá đột ngột, trong lòng ông trăm mối cảm sinh xen lẫn nhau.

          Phụ thân của Tư Mã Đàm là Tư Mã Hỉ 司马喜 (tổ phụ của Tư Mã Thiên), tuy có danh là “Ngũ đại phu” 五五大夫, nhưng chỉ là một chức quan không có lương bổng. Tư Mã Đàm hơn nửa đời người theo phụ thân làm ruộng tại làng Chi Xuyên 芝川. Vào giai đoạn “Nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức” 日出而作, 日入而息(mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời thì nghỉ), ông không lúc nào dám quên mình là con cháu đời sau của sử quan. Ông không ngừng tự nói với bản thân, phải dựa vào sức lực của mình, kế thừa sự nghiệp của họ Tư Mã, đồng thời truyền cho con con cháu cháu, khiến hoạt động của nhân loại, theo các đời của họ Tư Mã nối tiếp nhau, vĩnh viễn ghi nhớ.

          Ông đưa con đến Mậu Lăng 茂陵 đọc sách là để hi vọng trong hoàn cảnh tốt hơn con có thể học tập các loại tri thức của sử quan. Tư Mã Thiên thiên tư thông minh, chăm chỉ siêng năng, lại thêm những năm chu du khắp thiên hạ, đã tích luỹ được một số tri thức làm sử quan. Trước mắt, Tư Mã Thiên trở thành Lang trung bên cạnh hoàng đế, đặt thân vào chốn quan lại, không chừng sẽ bị tiêm nhiễm bởi công danh lợi lộc thực tế, xa rời sứ mệnh sử quan của gia tộc. Đây là điều mà Tư Mã Đàm thân làm phụ thân không muốn nhìn thấy.

          Trong lòng Tư Mã Đàm còn có một nỗi lo khác khó nói nên lời. ….

                                                                  (còn tiếp)

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 19/9/2022

Nguồn

TƯ MÃ THIÊN

司马迁

 Tác giả: Đặng Tương Tử 邓湘子

Triết Giang thiếu niên nhi đồng xuất bản xã, 2006.

Previous Post Next Post