CÁT LỄ - KÍNH THIÊN PHÁP TỔ
KHÁI THUYẾT VỀ CÁT LỄ
(kì 4 – hết)
4- Thánh hiền
cùng các quỷ thần khác
Từ đời
Hán về sau, quan phương bắt đầu tế tự Khổng Tử 孔子.
Bắt đầu từ đời Đường, phỏng theo chế độ tùng tự đế vương mà tế tự Khổng Tử, những
người được tùng tự là các nhà nho chú thích kinh của các đời, bao gồm Tả Khâu
Minh 左丘明, Giả Quỳ 贾逵, Trịnh Huyền 郑玄, Vương Bật 王弼 … dần dần một số đệ tử của Khổng môn như Nhan Hồi 颜回, Tử Lộ 子路cũng được cho rằng
nên tùng tự Khổng Tử. Tín ngưỡng Khổng Tử từ đó phồn vinh. Hàn Dũ 韩愈 trong Xử châu
Khổng Tử miếu bi 处州孔子庙碑có nói, Khổng Tử là “thông tự” 通祀 trong thiên hạ, bất luận sang hèn đều phải tế tự. Đến
đời Tống, hình thành việc lấy Khổng Tử làm hạt nhân, lấy Nhan Hồi 颜回, Mạnh Kha 孟轲, Tử Tư 子思, Tăng Sâm 曾参 là tứ phối, thập nhị triết cùng một hệ thống tế tự
thánh hiền chư nho của tiên hiền tiên nho tùng tự. Từ đó, các triều đại vẫn
không ngừng đưa các nhà nho nổi tiếng có cống hiến liệt vào tiên hiền tiên nho,
số lượng thần linh trong Khổng miếu cũng theo đó mà không ngừng tăng lên. Các nhà
nho cũng cho rằng, sau khi mất đi được đưa vào Khổng miếu tùng tự Khổng Tử, là
sự thể hiện công thành danh tựu, càng khiến cho tín ngưỡng thánh hiền trở thành
một trong những hình thức tôn giáo trọng yếu nhất trong xã hội truyền thống
Trung Quốc.
Trong tự
điển 祀典quan phương còn có không ít tiểu thần, như trong Lễ kí 礼记quy định, thiên tử mỗi năm phải tế thất tự, tức Tư mệnh
司命, Trung lựu 中霤, Quốc môn 国门, Quốc hành 国行, Thái lệ 泰厉, Hộ 户 Táo 灶. Chư hầu và đại phu tế ngũ tự trừ Hộ 户và Táo 灶 ra. Sĩ có thể tế nhị
tự là Môn 门và Hành 行. Thứ nhân tế một tự,
hoặc Hộ 户, hoặc Táo 灶.
Quỷ 鬼 trong
ngữ cảnh văn hoá Trung Quốc truyền thống hoàn toàn không phải là một chữ xấu,
nhân vì quỷ có thể được sự tế tự. Lễ kí 礼记cho rằng, nếu
con người sau khi chết đi không được con cháu tế tự, sẽ không thành quỷ 鬼, mà thành “lệ” 厉,
sẽ hại người. Thế là, tế tự lệ quỷ trở thành điểm đặc biệt trong tế lễ truyền
thống. Trong Tả truyện 左传 có chép sự việc
Bá Hữu 伯有thành lệ hại làng xóm, cuối cùng Tử Sản 子产 lập hậu cho ông ta, Bá Hữu được tế tự mới dẹp được nạn
lệ quỷ gây sự. Từ đó, quốc gia đều thiết trí riêng “lệ đàn” 厉坛, tế loài quỷ mà không được tế tự (vô tự chi quỷ 无祀之鬼). (Minh sử - Lễ
chí tứ 明史 - 礼志四). Trong Nghi lễ
- Sĩ tang lễ 仪礼 - 士丧礼 thậm chí còn có cách nói “tật bệnh đảo vu lệ” 疾病祷于厉 (có bệnh tật thì cầu đảo ở lệ), có thể thấy tế tự lệ
quỷ cũng có sức ảnh hưởng xã hội nhất định.
Ngoài
nhân thần, tự nhiên thần nói ở trên ra, còn có một số quỷ thần căn cứ vào nhu cầu
của con người mà sáng tạo ra, như Khôi tinh 魁星,
kì lân 麒麟
Khôi tinh là vị thần bảo hộ những người đọc sách của quốc gia Nho giáo, ngụ ý đoạt lấy Khôi vị. Kì lân thì có quan hệ mật thiết trong truyền thuyết Khổng thánh nhân đản sinh và qua đời, cho nên cũng trở thành đối tượng trọng yếu trong tế tự của Nho giáo. (hết)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 13/9/2022
Nguyên tác
LỄ KINH
礼经
Biên soạn:
Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 2019