ĐẠI HỌC SĨ KHÔNG PHẢI LÀ HỌC VỊ
(Phan Đạo Chính 潘道正)
Đại học
sĩ 大学士là quan giai. Minh Thái Tổ 明太祖 phế bỏ Thừa tướng
丞相, lấy Đại học sĩ làm cố vấn, đến giữa đời Minh lấy Đại
học sĩ làm trưởng quan nội các, khởi thảo chiếu lệnh, phê đáp tấu chương. Chức
quan tuy thấp, nhưng quyền hành thực như Tể tướng.
Đời Thanh, Đại học sĩ có thể gọi là cao tột cùng của văn thần, cùng với Thái sư 太师, Thái phó 太傅, Thái bảo 太太保 đồng là Chánh nhất phẩm. Thời Càn Long 乾隆, cụ thể hoá Đại học sĩ, định ra chế độ Đại học sĩ tam điện, tam các, Tam điện là Bảo Hoà điện 保和殿, Văn Hoa điện 文华殿, Vũ Anh điện 武英殿; tam các là Thể Nhân các 体仁阁, Văn Uyên các 文渊阁, Đông các 东阁. Mỗi Đại học sĩ lần lượt có hàm điện các, như Văn Hoa điện Đại học sĩ 文华殿大学士, Đông các Đại học sĩ 东阁大学士. Vào năm Càn Long 乾隆 thứ 51 (năm 1786) lấy chức quan theo ngạch định, gian thần nổi tiếng Hoà Thân 和珅sau khi chính thức bái quan thụ chức, ông kiêm luôn Văn Hoa điện 文华殿. Nhân vì nơi làm việc của Đại học sĩ là tại nội các, trung thư ở đông tây hai phòng, Đại học sĩ ở giữa, cho nên Đại học sĩ còn được gọi là “Trung đường” 中堂. Triều Minh vẫn chưa phổ biến gọi Đại học sĩ là “Trung đường”, đến triều Thanh, hoàng quyền càng tập trung, hoàng đế Ung Chính 雍正 thiết lập Quân cơ xứ 军机处, từ đó chức quyền Đại học sĩ đã bị Quân cơ đại thần thay thế, lúc này phẩm cấp Đại học sĩ tuy được nâng cao, nhưng chức vụ gánh vác ngược lại không trọng yếu, “Đại học sĩ” đã thành hư danh. Để thoả mãn yêu cầu đối với quyền lực của Đại học sĩ, điều tiết mối quan hệ nội bộ của của giai cấp thống trị, hoàng đế thường lệnh cho Đại học sĩ quản một bộ, Đương thời “Thượng thư” 尚书của các bộ nhìn chung là Mãn, Hán mỗi tộc một người, khi làm việc, hai Thượng thư chia ra ngồi hai bên đông tây, ở giữa là Đại học sĩ, cho nên gọi Đại học sĩ là “Trung đường” 中堂. Về sau Đại học sĩ trở thành tán ngữ mĩ xưng.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/9/2022
Nguồn
TRUNG QUỐC VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国文化常识
(tập 2)
Chủ biên: Can Xuân Tùng 干春松,
Trương Hiều Mang 张晓芒
Bắc Kinh: Trung Quốc Hữu Nghị xuất bản công ti, 2017