Dịch thuật: Thủ chu đãi thố

 

THỦ CHU ĐÃI THỐ

          Một nhà xuất bản nọ xuất bản quyển Thành ngữ hoạ tuyển 成语画选 dành cho nhi đồng. Đứa cháu 8 tuổi tên Quyên Quyên 娟娟 cầm sách hỏi ông nội:

          - Tại sao con thỏ lại tông vào cây?

          Thật vậy, tranh vẽ rõ ràng là vẽ một con thỏ va vào cây mà chết. Ở một tranh vẽ khác, vẽ một nông phu ngồi ở cây bên cạnh, đợi con thỏ thứ hai xuất hiện. Ông nội nói một cách dí dỏm rằng:

          - Đó là con thỏ bị mù, nếu không, làm sao mà va phải cây?

          Tiếp đó, ông nội nói rõ cho Quyên Quyên chỗ sai trên bức tranh và ý nghĩa của câu thành ngữ đó.

          Vẽ con thỏ va vào cây là không chính xác, nhầm ở chỗ thiếu sự giải thích nghĩa cổ của chữ  (chu). Trong Thuyết văn giải tự 说文解字 nói rằng:

Chu, mộc căn dã.

, 木根也

(Chu là rễ của cây)

          Từ Hài 徐锴thời Nam Đường nói rằng:

Nhập thổ viết căn, tại thổ thượng viết chu.

入土曰根, 在土上曰株

(Chìm ở trong đất là căn, nổi trên mặt đất là chu)

          Chu là rễ cây, tức phần rễ lộ trên mặt đất. Con thỏ khi chạy nhanh, phần rễ lộ trên mặt đất , mục tiêu không rõ ràng nên có khả năng va phải. Còn như cây ở trong ruộng, thỏ có chạy nhanh đi nữa, cũng không bao giờ va phải. Câu chuyện ngụ ngôn này xuất phát từ Hàn Phi Tử 韩非子:

          Tống nhân hữu canh điền giả, điền trung hữu chu, thố tẩu xủc chu, chiết cảnh nhi tử. Nhân thích kì lỗi nhi thủ chu, kí phục đắc thố. Thố bất khả phục đắc, nhi thân vi Tống quốc tiếu.

         宋人有耕田者, 田中有株, 兔走触株折颈而死. 因释其耒而守株, 冀复得兔. 兔不可复得, 而身为宋国笑.

          (Có người nước Tống cày ruộng, trong ruộng có rễ cây lộ trên mặt đất, thỏ chạy đến va phải, gãy cổ mà chết. Nhân đó ông ta buông cái cày mà giữ lấy rễ cây, hi vọng lại có được thỏ một lần nữa. Thỏ không thể có được lần nữa mà bản thân ông ta bị người nước Tống chê cười)

          Rõ ràng, trong ruộng không có cây, chỉ có sót lại phần “chu” mà thôi.

          Thời cổ, chỉ rễ cây có 3 chữ:

          - Căn : chỉ phần bộ rễ.

          - Để : chỉ phần rễ cọc hình trụ.

          - Chu : chỉ phần rễ ở bên ngoài.

          Thành ngữ “Căn thâm để cố” 根深柢固 đã phản ánh mối quan hệ giữa để và căn : bộ rễ càng cắm sâu thì rễ cọc mới dễ cố định. Chu ở bên ngoài, nối liền với căn, cho nên có từ “chu liên” 株连 (thời cổ một người phạm pháp, bạn bè thân thích của người đó cũng bị liên luỵ gọi là “chu liên”) Nghĩa của từ khi phát triển, (chu) đến đời sau chỉ chỉnh thể thực vật (bao gồm cả rễ, thân, lá), “chu cự” 株距 (khoảng cách giữa cây với cây), “chu tuyển” 株选 (chọn giống băng cách chọn cây) đều nói về ý nghĩa này.

          Có tri thức khoa học hiện đại, chúng ta mới có thể từ khoa học – đặc điểm thị giác của động xem xét ngụ ngôn “Thủ chu đãi thố”. Bộ vị sở tại ở mắt của động vật và cấu tạo của mắt không tương đồng. Mèo, cọp, báo, cự li của hai mắt gần, phạm vi nhìn có trùng điệp bộ phận, tại khu vực này, có chủ thể cảm tương đối tốt, dễ nhanh chóng phán đoán được cự li, chúng là loài động vật ăn thịt, có như thế mới bắt được con mồi một cách nhanh chóng. Còn thỏ, ngựa, trâu, hươu, là động vật ăn cỏ, mắt của chúng ở hai bên mặt, phạm vi nhìn rộng để tiện phòng thủ, phạm vi nhìn của cặp mắt của chúng không thể trùng điệp, thiếu đi cảm giác hình khối, năng lực phán đoán cự li thấp, nhân đó, khi chạy nhanh khó mà phán đoán cự li chính xác. Ngựa khi chạy nhanh, có thể “thất tiền đề” 失前蹄 (vấp chân trước), còn cọp thì không bao giờ.

          Câu chuyện ngụ ngôn này không chỉ có tính triết lí, mà còn có tính khoa học.

                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 07/8/2022

Nguồn

HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM

汉语汉字文化常谈

Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢

Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti

Trung Quốc – Bắc kinh 2015

Previous Post Next Post