QUÁ TRÌNH TIÊU VONG CỦA DÂN TỘC BÁCH VIỆT
TRONG LỊCH SỬ
(kì 6)
(Tưởng Bỉnh Chiêu 蒋炳钊)
Nhưng,
ngoại tộc di nhập hoặc người Việt bị cưỡng bức dời đi nơi khác, từ nhân số mà
nói, ban đầu vẫn là thiểu số, nhân dân các tộc Bách Việt đời đời nối nhau cư
trú tại phía đông nam và phương nam của Trung Quốc vẫn tồn tại một số lượng lớn.
Theo ghi chép trong Sử kí 史记, sau khi Đông
Âu 东瓯 và Mân Việt 闽越 bị diệt, dân của họ
toàn bộ bị dời đến vùng Giang Hoài 江淮, “Đông Việt địa toại
hư” 东越地遂虚 (vùng
đất Đông Việt bèn trống không), điều đó là không có thể. Theo Tập giải 集解 Từ
Quảng 徐广 nói
rằng:
Niên biểu vân: Đông Âu vương Quảng Vũ Hầu Vọng,
suất kì chúng tứ vạn nhân lai hàng, gia Lư Giang quận.
年表云: 东瓯王广武侯望, 率其众四万人来降, 家庐江郡.
(Niên
biểu nói rằng: Đông Âu Vương là Quảng Vũ Hầu Vọng, dẫn 4 vạn dân chúng đến
hàng, làm nhà cư trú tại quận Lư Giang)
Theo
ghi chép đó cũng chỉ có 4 vạn người bị dời đến vùng Giang Hoài.
Theo
ghi chép trong Sử kí – Ngô Vương Tị liệt
truyện 史记 - 吴王濞列传:
Vu thị Ngô Vương nãi dữ huy hạ tráng sĩ số
thiên nhân dạ vong khứ, độ Giang tẩu Đan Đồ (Đông Âu), Đông Việt (chỉ Đông Âu)
binh khả vạn dư nhân, nãi sử nhân thu tụ vong tốt.
于是吴王乃与麾下壮士数千人夜亡去, 渡江走丹徒 (东瓯), 东越 (指东瓯) 兵可万余人, 乃使人收聚亡卒.
(Thế là
Ngô Vương bèn cùng với mấy nghìn tướng sĩ dưới cờ ban đêm trốn đi, vượt Trường Giang
đến Đan Đồ (Đông Âu). Binh Đông Việt (chỉ Đông Âu) có đến hơn vạn người, bèn
sai người thu tập các quân bỏ trốn.)
Ngô
Vương Tị 吴王濞 đào thoát đến Đông Âu 东瓯,
Đông Âu “binh khả vạn dư nhân”, nếu lấy số này làm chuẩn, thì đương thời nhân
khẩu toàn quốc Đông Âu tính ra nhiều gấp mấy lần con số này.
Theo
ghi chép trong Tống sử - Châu quận chí 宋史 - 州郡志:
Kiến An Thái thú bản Mân Việt ….. Hán Vũ Đế
thế, Đông Việt phản diệt chi, tỉ kì dân vu Giang Hoài gian, hậu hữu độn đào sơn
cốc phả xuất, lập vi Dã (*) huyện, thuộc Cối Kê.
建安太守本闽越 ….. 汉武帝世, 东越反灭之, 徙其民于江淮间, 后有遁逃山谷颇出, 立为冶 (*) 县, 属会稽.
(Thái
thú Kiến An vốn người Mân Việt ….. Triều Hán Vũ Đế, Đông Việt làm phản, bị diệt,
dời dân nơi đó đến vùng Giang Hoài, sau có những người trốn nơi sơn cốc lại ra,
lập huyện Dã, thuộc Cối Kê)
Chính là từ sớm đã được thống nhất ở khu vực Vu Việt 于越, đến đời Hán vẫn còn một số lượng người Việt tồn tại.
Trong Hán thư – Địa lí chí 汉书 - 地理志 có
chép:
Chiết giang thuỷ xuất Nam man di trung, đông
nhập hải.
浙江水出南蛮夷中, 东入海.
(Sông
Chiết xuất phát từ
Sau khi
Tây Hán thống nhất “Bách Việt”, tuy trong sử không nói đến sự việc của Bách Việt
nữa, nhưng người Việt các nơi vẫn tồn tại một số lượng lớn, đó chính là “Sơn Việt”
山越mà xuất hiện ở thời kì Hán Đường. Hồ Tam Tỉnh 胡三省 chỉ ra rằng:
Sơn Việt bản diệc Việt nhân, y trở sơn hiểm,
bất nạp vương tô (**), cố viết Sơn Việt (1).
山越本亦越人, 依阻山险, 不纳王租 (**), 故曰山越.
(Sơn Việt
cũng vốn là người Việt, dựa vào sự hiểm trở của núi, không chịu nạp tô thuế cho
triều đình, cho nên gọi là Sơn Việt)
Lại
nói:
Sơn Việt, Việt dân y trở sơn hiểm nhi cư giả
(2).
山越, 越民依阻山险而居者.
(Sơn Việt
là những dân Việt dựa vào sự hiểm trở của núi mà cư trú)
Sơn Việt
sao lại phải “y trở sơn hiểm” 依阻山险, điều này đã nói
rõ họ vẫn kiên quyết phản kháng sự áp bức của giai cấp thống trị người Hán.
Nhưng ghi chép về hoạt động của “Sơn Việt” được thấy sớm nhất trong Hậu Hán thư – Linh Đế kỉ 后汉书 - 灵帝纪. một sô lượng lớn thì ở Tam quốc chí – Ngô chí 三国志 - 吴志. Tôn Quyền 孙权muốn kinh lược phương nam, ổn định chính quyền thống
trị của mình, đầu tiên là phải trấn áp vỗ yên Sơn Việt. Trong Tam quốc chí – Tôn Quyền truyện 三国志 - 孙权传 có chép:
Sơ Quyền ngoại thác sự Nguỵ, nhi thành tâm bất
khoản ….. Thời Dương Việt man di đa vị bình tập, nội nạn vị nhị, cố quyền ti từ
thướng sự, cầu tự cải lệ.
初权外托事魏, 而诚心不款 ….. 时扬越蛮夷多未平集, 内难未弭, 故权卑词上事. 求自改励.
(Ban đầu,
Tôn Quyền bề ngoài giả thác quy phục Tào Nguỵ, nhưng không phải chân tâm. …..
Lúc bấy giờ dân tộc thiểu số Dương Việt man di đa phần chưa bình định, đồng thời
nạn bên trong vẫn chưa tiêu trừ, cho nên Tôn Quyền cung kính dâng thư lên Nguỵ
Văn Đế, thỉnh cầu cho phép được tự cải chính)
Trần Thọ
陈寿cũng nói:
Sơn Việt hiếu vi bạn loạn, nan an dị động,
thị dĩ Tôn Quyền bất ngoại ngự, ti từ
Nguỵ thị. (3)
山越好为叛乱, 难安易动, 是以孙权不遑外御, 卑词魏氏.
(Sơn Việt
ưa làm loạn, khó mà vỗ yên lại dễ bị kích động, Tôn Quyền không kịp chế ngự bên
ngoài, nên đã cung kính dâng thư lên Tào Nguỵ)
Theo
ghi chép trong sử thư, thời Tam Quốc Sơn Việt phân bố rất rộng, dường như những
khu vực trước đây có người Việt đều có Sơn Việt. Như các quận thuộc Ngô; quận
Đan Dương 丹阳, quận Cối Kê 会稽,
quận Tân Đô 新都, quận Kiến An 建安,
quận Ngô Hưng 吴兴, quận Đông Dương 东阳,
quận Dự Chương 豫章, quận Bà Dương 鄱阳,
quận Lư Lăng 庐陵, quận Linh Lăng 零陵,
quận Thương Ngô 苍梧và Di Châu 夷州cùng với quận Lư
Giang 庐江thuộc Nguỵ, tức nay là An Huy 安徽,
Giang Tô 江苏, Chiết Giang 浙江,
Phúc Kiến 福建, Đài Loan 台湾, Giang Tây 江西, Hồ Nam 湖南, Quảng Đông 广东, Quảng Tây 广西 (4). Có
khu vực Sơn Việt còn rất ít, như trong 10 huyện của quận Cối Kê 会稽, trong đó 5 huyện có Sơn Việt; có khu vực Sơn Việt là
từ nơi khác dời đến, như quận Đan Dương 丹阳,
trong văn hiến thời Tiên Tần không thấy ghi chép qua, nhưng thời Tam Quốc trở
thành một trung tâm hoạt động của người Việt. Theo thống kê của Chư Cát Khác 诸葛恪, nơi đây có 10 vạn dân Việt cư trú. Điều này có quan
hệ với việc thời Tần Hán người Việt mấy lần bị dời đến (5). Do bởi sự
áp bức của giai cấp thống trị, khiến đại đa số người Việt dời đến vùng núi hoặc
những nơi xa xôi, điều đó đã hình thành đặc điểm sự phân bố Sơn Việt đều cư trú
tại vùng núi.
Thời
Tam Quốc là lần so bì lực lượng đại quy mô nhất giữa Sơn Việt – hậu duệ Bách Việt
với kẻ thống trị là Tôn Quyền 孙权, cũng có thể nói là
lần quyết đấu mang tính sinh tử tồn vong của dân tộc. Cuộc đấu tranh kháng Ngô
của Sơn Việt ở các nơi, tuy biểu hiện tinh thần ngoan cường anh dũng, nhưng mỗi
lần đấu tranh đều gặp phải sự thất bại bởi sự trấn áp quân sự của kẻ thống trị.
Nhân dân Sơn Việt sau khi thất bại có người bị dời đến đồng bằng, bị cưỡng bức
đồng hoá bởi Hán tộc, như Chư Cát Khác 诸葛恪 trấn áp phủ dụ Sơn
Việt ở Đan Dương 丹阳, đã cưỡng bức họ “tùng hoá” 从化 (6). Có người bị sung vào đội quân của Tôn Hạo 孙昊, như Lục Tốn 陆逊
trong Bộ ngũ đông tam quận 部五东三郡, đã “liệu
tính có được tinh binh tám ngàn người” (7). Hạ Nhận 贺认 trấn áp Sơn Việt ở Kiến An 建安
“liệu tính có được tinh binh cả vạn người” (8), trấn áp Sơn Việt ở
Bà Dương 鄱阳 “liệu
tính có được tinh binh 8 vạn người” (9). Toàn Tông 全琮lãnh chức Thái thú Đông An 东安 “có được tinh
binh hơn vạn người” (10). Chư Cát Khác trấn áp Sơn Việt ở Đan Dương 丹阳, dự tính có thể có được “4 vạn giáp sĩ” (11).
Chỉ thống kê những số liệu đó, trong đội quân của Tôn Ngô, Sơn Việt đã có hơn
91.000 người. Còn có một số chưa thấy ghi chép. Khi Tôn Ngô bị nhà Tấn diệt,
quân đội chỉ có 23 vạn người (12). Có thể thấy, một số lượng lớn người
Sơn Việt bị Tôn Ngô bắt làm lính, trở thành một lực lượng trọng yếu của quân đội
Tôn Ngô, cho nên Tiết Tông 薛琮 khi uý lạo Chư Cát Khác đã nói:
Kí tảo nguyên ác, hựu sung quân dụng, li mị
võng lượng, cánh thành hổ sĩ (13).
既扫元恶, 又充军用, 魑魅魍魉, 更成虎士.
(Đã dẹp
trừ tên đầu sỏ, lại đưa người sung vào quân đội, loài li mị võng lượng rốt cuộc
trở thành quân sĩ hùng mạnh)
(còn tiếp)
Chú của
nguyên tác
1- Tư trị thông
giám – Hán kỉ 资治通鉴 - 汉纪 . Hồ Tam Tỉnh
胡三省 chú.
2- Tư trị thông
giám – Hán kỉ - Linh Đế Kiến Ninh nhị niên资治通鉴 - 汉纪 - 灵帝建建宁二年. Hồ Tam Tỉnh 胡三省 chú,
3- Tam quốc chí
– Ngô chí 三国志 - 吴志 Hạ, Kim, Lữ, Châu, Chung Li liệt truyện 贺, 金, 吕, 周, 钟离列传 .
Trần Thọ 陈寿 bình
viết.
4- Diệp Quốc Khánh 叶国庆:
Tam Quốc thời đại Sơn Việt chi phân bố
khu vực 三国时代山越越之分布区域, Vũ Cống 禹贡, đệ nhị quyển,
đệ bát kì.
5 / 11- Diệp Quốc Khánh叶国庆,
Tân Sĩ Thành 辛士成: Quan vu Sơn Việt
nhược can lịch sử vấn đề đích thám thảo 关于山越若干历史史问题的探讨. Bách Việt
dân tộc sử luận tập 百越民族史论集.
6 / 12 / 13- Tam
quốc chí – Ngô chí 三国志 - 吴志.
7- Tam quốc chí
– Ngô chí 三国志 - 吴志. Lục Tốn
truyện 陆逊传
8 / 9- Tam quốc
chí – Ngô chí 三国志 - 吴志 Hạ Tề truyện 贺齐传
10- Tam quốc chí – Ngô chí三国志 - 吴志. Toàn Tông truyện 全琮传
Chú của người
dịch
*- Theo một số tư liệu trên mạng, ở đây là chữ “dã” 冶 (Dã huyện 冶县), trong nguyên tác
in nhầm là “trị” 治 (Trị huyện 治县).
**- Cũng theo một số tư liệu trên mạng, ở đây là chữ “tô” 租 (vương tô 王租), trong nguyên tác in nhầm là “tổ” 祖 (vương tổ 王祖)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/8/2022
Nguồn
BÁCH VIỆT SỬ LUẬN TẬP
百越史论集
Chủ biên: Vương Ý Chi
王懿之, Lí Cảnh Dục 李景煜
Vân Nam Dân tộc xuất bản xã, 1989