PHONG HOẢ LIÊN TAM NGUYỆT. GIA THƯ ĐÊ VẠN CÂM
Phong hoả liên tam nguyệt
Gia thư đê vạn câm (kim)
烽火连三月
家书低万金
(Chiến tranh liên miên kéo dài đã ba tháng
Thư nhà khó được, một lời trong thư đáng giá cả vạn lượng
vàng)
Đó là câu thơ của thi nhân Đỗ Phủ 杜甫đời Đường. “Phong hoả” 烽火chỉ
chiến tranh, là từ mà mọi người đều biết. Nhưng, muốn hỏi “phong hoả” vốn chỉ
thứ gì? Vấn đề không hề đơn giản.
Thòi cổ,
nơi biên cảnh thiết lập phong hoả đài, gặp lúc kẻ địch xâm phạm, liền nổi lửa
lên, như vậy, lửa ở mỗi đài nối liền nhau, tin tức được truyền đến trung tâm chỉ
huy rất nhanh chóng. Theo đó mà nói, chẳng phải là vô cùng đơn giản sao? Nên biết
rằng, đó là sự tưởng tượng của người thường, thực tế không phải như vậy. Một vấn
đề cần phải suy nghĩ: Ban ngày và ban đêm khác nhau, ban đêm nổi lửa, từ rất xa
cũng thấy, còn ban ngày ánh sáng mặt trời mạnh, tác dụng của ánh lửa chiếu bị ảnh
hưởng. Ban ngày cũng nổi lửa sao?
Người
nghiên cứu không khó để phát hiện, phong hoả đài thời cổ. tín hiệu cảnh báo có
hai loại:
- Một
là thả cột khói, dùng vào ban ngày.
- Hai
là nổi lửa, dùng vào ban đêm.
Nhưng
loại nào là “nhiên” 燃 (đốt),
loại nào là “chế yên” 制烟 (tạo khói), trước giờ có hai luồng ý kiến:
- Một
là cho rằng ban ngày “cử yên” 举烟, ban đêm “nhiên toại”
燃燧.
- Một ý
kiến khác cho rằng ban ngày dùng “toại” 燧,
ban đêm “nhiên phong” 燃烽.
Nhân vì
từ “phong hoả” 烽火 ở đời
sau thường nói liền với nhau, Ý kiến sau chiếm thế thượng phong.
Tình
hình thực tế lại còn phức tạp, may nhờ có những văn vật dưới lòng đất phát hiện được giúp chúng ta
làm rõ vấn đề.
Tại di
chỉ phong hoả đài đời Hán ở khu vực Cư Diên 居延tỉnh
Cam Túc 甘肃, gần đây cũng đã phát hiện một số lượng lớn trúc giản
竹简 (thẻ trúc) đời Hán, bên trên có ghi chép về tính chất
của những tín hiệu cảnh báo và phương pháp sử dụng. Những tín hiệu cảnh báo này
đại để có thể phân ra làm 5 loại: phong 烽,
biểu 表, yên 烟, cự hoả 苣火 ( 苣 nay viết là 炬 ), tích tân 积薪 (1).
- Phong
烽, là một vật lớn có hình dạng như cái lồng, dùng cỏ
đan thành, hoặc dùng gỗ làm khuông chế thành, bên ngoài phủ lớp vải, đặt cố định
trên cái cần, lợi dụng nguyên lí đòn bẩy, có thể đưa nó dần lên cao, ở nơi rất xa đều có thể nhìn thấy.
- Biểu 表, dùng dây gai hoặc tơ làm thành cờ, có thể bay phất
phới.
- Yên 烟, là cột khói lợi dụng khói bếp mà tạo ra có thể bốc
lên cao.
Phong,
biểu, yên đều dùng vào ban ngày.
- Cự hoả
苣火, dùng những lại dễ cháy như cây lau chế thành, dùng
vào ban đêm.
- Tích
tân 积薪, là đống củi lớn , ban ngày khi đốt lên có thể lợi dụng cột khói bốc lên cuồn cuồn,
ban đêm thì lợi dụng ánh lửa rực rỡ, là loại vật cảnh báo kiêm dụng cả ngày và
đêm.
Dùng những
phương pháp trên để truyền đạt tin tức, mỗi một ngày đêm có thể đi được 1300 dặm,
Vào thời cổ, đây là tốc độ rất cao.
Tư mã
Tương Như 司马相如 đời
Hán trong Dụ Ba Thục hịch 喻巴蜀檄 có nói:
Phù biên quận chi sĩ, văn phong cử toại phần,
giai nhiếp cung nhi trì, hà binh nhi tẩu.
夫边郡之士, 闻烽举燧燔, 皆摄弓而驰, 荷兵而走.
Ý nói
là: Tướng sĩ nơi biên cảnh, nếu biết phong đã nổi cao, lửa toại cũng đã đốt
lên, biết chiến tranh bắt đầu, liền mang cung, vác binh khí, cấp tốc bôn tẩu.
Do đó
có thể thấy, phong, là loại nâng lên, giơ cao lên. Đời sau để giản tiện đã dùng
từ “phong hoả” 烽火 để
khái quát các loại hệ thống cảnh báo, đồng thời cũng dùng để ví chiến tranh.
Phong hoả khi đã đốt lên, lại nâng lên cao cao. “Phong hoả liên tam nguyệt” 烽火连三月 chỉ
chiến tranh tiến hành rất dài lâu. Đây là ngôn ngữ được hình tượng hoá. Thời Tống,
cảnh tượng truyền phong tráng quan, chúng ta có thể nhìn thấy dấu vết qua thơ của
Lục Du 陆游:
Nguyệt hắc vọng dũ minh
Vũ cấp diệt phục kiến
Sơ nghi vân há tinh
Hựu tự sơn tế điện
月黑望愈明
雨急灭复见
初疑云罅星
又似山际电
(Mặt trăng tối một lúc lại càng sáng
Mưa gấp đã tạnh rồi lại có
Mới đầu ngờ rằng sao trời lọt giữa khe mây
Lại tựa điện chớp nơi đầu núi)
(Du Lương Quan
tái thượng truyền phong - 游梁观塞上传烽)
Chú của
nguyên tác
1- Lao Cán 劳幹trong Cư Diên Hán giản khảo thích thích văn 居延汉简考释释文 quyển 2, cho rằng: chế độ phong toại có 4 loại: 1- Biểu 表: dùng vải sắc đỏ, trắng treo nơi cây sào cao. 2: Yên 烟. 3- Cự hoả 苣火. 4- Tích tân 积薪.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/8/2022
Nguồn
HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM
汉语汉字文化常谈
Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢
Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti
Trung Quốc – Bắc kinh 2015