Dịch thuật: Những tranh luận về sự kiện "phần thư khanh nho" (kì 2)

 

NHỮNG TRANH LUẬN VỀ SỰ KIỆN “PHẦN THƯ KHANH NHO”

(kì 2)

2- “Phần thư khanh nho” không phải là phát minh của Tần Thuỷ Hoàng

          Do bởi Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 thực hành “phần thư khanh nho” 焚书坑儒, cho nên đã lưu lại cái tên bị ngàn đời nguyền rủa trong lịch sử. Có người thậm chí còn đem mệnh số ngắn ngủi của vương triều Tần liên hệ với sự kiện “phần thư khanh nho”, cho rằng sự kiện đó khiến cho vương triều Tần nhanh chóng sụp đổ.

          Kì thực, khảo sát từ phương diện truyền thống lịch sử, “phần thư khanh nho” hoàn toàn không phải là phát minh của Tần Thuỷ Hoàng. Bất luận là “phần thư lệnh” 焚书令 hay lấy phương thức “khanh sát” 坑杀để xử lí người mà vương triều Tần không thích, đều là phương thức mà trước đó từng có qua.

          Nước Tần tuy vào thời Mục Công 穆公đã có hiệu xưng là bá chủ, nhưng hùng mạnh một cách chân chính phải là từ thời Hiếu Công 孝公 bắt đầu với biến pháp của Thương Ưởng 商鞅. Thương Ưởng là một trong nhân vật đại biểu của Pháp gia, lợi khí trị quốc của ông ta là tước lộc và hình phạt, đối với Thi Thư Lễ Nhạc của Nho gia ông ghét cay ghét đắng, châm biếm là “lục sắt” 六虱 (6 con rận). Hàn Phi 韩非 còn nói ông “giáo Hiếu Công phần “Thi” “Thư” nhi minh pháp lệnh” 教孝公燔” “而明法令 (dạy Hiếu Công thiêu đốt “Thi” “Thư” để làm sáng tỏ pháp lệnh). Điều này rất có khả năng là lần đốt sách sớm nhất trong lịch sử, tiếc là không có chứng cứ để khảo sát. Liên hệ với lịch sử nước Tần, Tần thuỷ Hoàng đốt sách chẳng qua là giữ truyền thống, “cổ dĩ hữu chi, vu kim nhi liệt” 古已有之,于今而烈 (từ xưa đã có, nay càng lợi hại thêm) mà thôi.

          Phương thức xử tử phạm nhân thời Tần có lục (giết chết), khí thị 弃市(chém bêu giữa chợ), trách (xé xác), yêu trảm 腰斩 (chém ngang lưng), xa liệt 车裂 (dùng xe phanh thây), tạc đính 凿顶 (đục đỉnh đầu), trừu cân 抽筋 (rút gân), hoạch phanh 镬烹 (nấu vạc dầu), nang phốc 囊扑 (bỏ vào bao bố mà đánh) … đều là loại tử hình cực kì tàn khốc. Tần Thuỷ Hòng đối với phạm nhân “nho” đã dùng phương thức xử tử chôn sống, dường như đó là một loại “ưu đãi”; nhưng với hơn 460 người bị chôn sống cùng một lúc, quả thực là bi thảm nhất trần đời. Kì thực, đó cũng là truyền thống cũ của nước Tần. Theo Sử kí – Bạch Khởi liệt truyện 史记 - 白起列传, Tần Chiêu Vương 秦昭王 năm thứ 34 (năm 273 trước công nguyên), Vũ An Quân Bạch Khởi 武安君白起 đánh bại tướng Triệu là Giả Yển 贾偃, dìm nước cho chết hơn 2 vạn binh sĩ của ông ta ở Hoàng hà, đó là “thuỷ mai” 水埋; năm thứ 47 (năm 260 trước công nguyên), Bạch Khởi lại đánh bại Triệu Xa 赵车 ở Trường Bình 长平, bắt sống 40 vạn người, dùng thủ đoạn đối gạt đã chôn sống toàn bộ, đó là “thổ mai” 土埋. So với Bạch Khởi, “khanh nho” của Tần Thuỷ Hoàng chẳng qua chỉ là thầy mo nhỏ gặp thầy mo cao tay hơn. “Phục ki” 伏机 (ẩn giấu khí giới) trong truyền thuyết cũng không phải là hoàn toàn nguỵ tạo. Mộ của Tần Thuỷ Hoàng dưới Li sơn 骊山 đã có ẩn tàng ám khí, điều này trong Sử kí 史记 đã ghi chép rõ (1) ….. (còn tiếp)

Chú của nguyên tác

1- Lí Điện Nguyên 李殿元: Quan vu “phần thư khanh nho” nghiên cứu đích kỉ cá vấn đề 关于焚书坑儒研究的几个问题. Văn sử tạp chí, năm 2007, kì 6.

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                     Quy Nhơn 25/8/2022

Nguồn

https://baike.baidu.com/item/%E7%84%9A%E4%B9%A6%E5%9D%91%E5%84%92/285421

Previous Post Next Post