KHÉO DÙNG KHẨU NGỮ TỰ, TRỞ THÀNH BÁN TỰ SƯ
Trong
quyển Sào lâm bút đàm 巢林林笔谈 đời Thanh có
chép câu chuyện về “bán tự sư” 半字师 (thầy nửa chữ):
Tại một
địa phương nọ ở huyện Đông Hải 东海 có một tài nữ sáng
tác bài thơ Lam cúc 蓝菊:
Vị ái
Đông li biệt nhiễm nhất chi hoa
为爱南山青翠色
东篱别染一枝花
(Vì yêu mến sắc xanh của núi
Nên đã riêng nhuốm lấy một cành hoa cúc ở hàng giậu
phía đông)
Học giả
Cung Vĩ 龚炜rất
tán thưởng, nhưng cảm thấy dùng chữ “biệt” 别
quá cứng, bèn nâng bút gạch bỏ thiên bàng 刂
(đao), thành:
Vị ái
Đông li lánh nhiễm nhất chi hoa
为爱南山青翠色
东篱另染一枝花
Mọi người không ai là không khen ngợi. Cung Vĩ Bội được
khen là “bán tự chi sư” 半字之师.
Thời cổ,
người được gọi là “nhất tự sư” 一字师 có rất nhiều, ví dụ
như thi nhân nổi tiếng thời Tống là Dương Vạn Lí 杨万里 khi bàn đến tác
giả bộ Sưu thần kí 搜神记 thời Đông Tấn là Can Bảo 干宝,
đã nhầm là Vu Bảo 于宝, một viên tiểu lại bên cạnh nói rằng:
- Là “Can Bảo” 干宝. không phải
là “Vu” 于.
Dương Vạn
Lí khiêm tốn nhận lời chỉ giáo, nói rằng:
- Anh là “nhất tự sư” của tôi.
Tăng
nhân Tề Kỉ 齐己thời Đường sáng tác bài Tảo mai 早梅:
Tiền thôn thâm tuyết lí
Tạc dạ sổ chi khai
前村深雪里
昨夜数枝开
(Thôn phía trước chìm trong tuyết
Đêm qua nở mấy cành mai)
Tiến sĩ
Trịnh Cốc 郑谷 sửa “sổ chi” 数枝 (mấy cành)
thành “nhất chi” 一枝 (một cành), Tề Kỉ bái phục đáp tạ, người đời gọi Trịnh
Cốc là “nhất tự sư”.
Ví dụ
trước nói rõ đại học vấn gia cũng có lúc ngẫu nhiên nhầm lẫn, ở một điểm nào đó
hướng tới học tập người chẳng bằng mình; ví dụ sau nói rõ dùng chữ như vẽ
tranh, một chữ nếu dùng thoả đáng thì giống như vẽ rồng điểm nhãn, toàn bài
sinh động hơn.
Kể thêm
một câu chuyện sửa cho đúng “cẩm thượng thiêm hoa” 锦上添花.
Hồng Mại
洪迈 trong
Dung Trai tuỳ bút – Dung Trai ngũ bút 容斋随笔 - 容斋五笔:
Phạm Văn Chính Công 范文正公 (Phạm Trọng Yêm 范仲淹) trấn giữ Đồng Lư 桐庐, ban đầu tại
Điếu Đài 钓台xây từ đường cho Nghiêm tiên sinh (tức
Nghiêm Tử Lăng 严子陵). Ca từ viết
rằng:
Vân sơn thương thương
Giang thuỷ ương ương
Tiên sinh chi đức
Sơn cao thuỷ trường
云山苍苍
江水泱泱
先生之德
山高水长
(Núi mây xanh xanh
Nước sông mênh mông
Đức của tiên sinh
Như núi cao sông rộng)
Sau khi
hoàn thành đưa cho Nam Phong Lí Thái Bá 南丰李泰伯xem. Thái Bá đọc qua, ba lần than không dứt, đứng dậy mà nói rằng:
- Văn của ngài một khi xuất hiện tất sẽ nổi
danh trên đời. Mỗ tôi đây mạo muội đổi sang một chữ, để được “thịnh mĩ” 盛美.
Công
kinh ngạc nắm tay hỏi. Thái Bá đáp rằng:
- Vân sơn giang thuỷ, về nghĩa thì quá lớn, về
lời thì quá rộng, mà chữ “đức” nối ở sau, dường như không được đại ý, nên thay
bằng chữ “phong” 风thì như thế
nào?
Công
(Phạm Văn Chính Công) ngồi yên gật đầu ra ý bái phục.
“Bán tự
chi sư” có thú vị riêng. Nhìn từ tự hình, chữ 另
(lánh) đích xác là có lưu lại một nửa chữ 别
(biệt), rất khéo léo. Chúng ta biết rằng, hợp thể tự trong chữ Hán là do thiên
bàng tổ thành, thiên bàng là đơn vị tạo chữ, thiên bàng tách ra độc lập có thể
sử dụng, khi thành đơn vị cấu từ tạo cú thì trở thành một chữ. Như chữ 另 (lánh),
trong chữ 别 (biệt)
là thiên bàng, khi độc lập sử dụng lại là một chữ. Chữ được cấu thành có thiên
bàng như nó, có chữ có ý nghĩa tương cận hoặc tương đồng, ví dụ chữ 见, thời cổ nó có ý nghĩa “khiến người ta trông thấy” tức
hiện ra. Bài dân ca Sắc lặc xuyên 敕勒川 cổ đại rất nổi tiếng:
Thiên thương thương
Dã mang mang
Phong xuy thảo đê hiện ngưu dương.
天苍苍
野茫茫
风吹草低见牛羊
(Trời xanh xanh
Đồng mênh mông
Cơn gió thổi qua cỏ rạp thấp, hiện ra bầy trâu dê)
Chữ 见 đọc
là “hiện” (bính âm: xiàn), đời sau viết là 现……
(còn tiếp)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 04/8/2022
Nguồn
HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM
汉语汉字文化常谈
Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢
Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti
Trung Quốc – Bắc kinh 2015