CÁT LỄ - KÍNH THIÊN PHÁP TỔ
Cát lễ 吉礼là bộ phận trọng yếu nhất trong ngũ lễ truyền thống của
Trung Quốc, nội dung chủ yếu là lễ nghi tế tự, mục đích ở chỗ cầu sự bảo hộ của
thần linh, cho nên xưng là “cát lễ”. Thông quan việc tế tự đối với quỷ thần, quốc
gia đạt đến mục đích phong điều vũ thuận, quốc thái dân an, nhân đó vào thời cổ
người mà chẳng kính lễ thần là người gặp phải sự trừng phạt. Trong Lễ kí – Vương chế 礼记 - 王制 quy
định:
Sơn xuyên thần kì, hữu bất cử giả vi bất
kính, bất kính giả, quân tước dĩ địa. Tông miếu hữu bất thuận giả vi bất hiếu,
bất hiếu giả, quân truất kì tước.
山川神祇, 有不举者为不敬, 不敬者, 君削以地. 宗庙有不顺者, 为不孝, 不孝者, 君绌以爵.
(Đối với
thần linh núi sông trọng yếu của địa phương mà quốc quân địa phương đó chưa từng
tế tự cúng kính, đó chính là bất kính, quốc quân mà bất kính sẽ bị tước giảm đất
phong. Tông miếu của các nước chư hầu mà quốc quân địa phương đó bỏ bê , vị thứ
tả hữu không thuận, đó chính là bất hiếu, quốc quân mà bất hiếu sẽ bị giáng thấp
truất bỏ tước vị)
Nhân vì
thiên địa chỉ có thiên tử mới tế, cho nên đối với chư hầu, yêu cầu là kính sơn
xuyên thần kì, tông miếu tổ tiên. Nói một cách ngắn gọn, đó chính là “kính
thiên pháp tổ” 敬天法祖.
KHÁI THUYẾT VỀ CÁT LỄ
(kì 1)
Hạt nhân của cát lễ là tế thần, nhân đó làm rõ tình hình quỷ thần trong
tế tự thời cổ là điều trọng yếu của cát lễ. Trong Chu lễ - Đại tông bá 周礼 - 大宗伯 quy định nội
dung cát lễ là:
Tự bang quốc chi quỷ, thần, kì.
祀邦国之鬼, 神, 示
(祇)
(Tế tự nhân quỷ, thiên thần địa kì của bang quốc)
Đó là
ba loại thần linh trọng yếu nhất trong tế điển cổ đại.
- Thiên
thần 天神chỉ một hệ thống tinh thần 星神cùng
thần của các hiện tượng tự nhiên mà đứng đầu là Hạo Thiên Thượng Đế 昊天上帝.
- Địa
kì 地示(祇) chỉ thần của sông núi, tứ phương bách vật.
- Nhân
quỷ 人鬼 chủ yếu chỉ tổ tiên cùng các nhân vật anh hùng.
Đời sau xuất hiện một hệ thống thần linh thánh hiền lấy Khổng Tử 孔子 xếp hàng đầu, cùng với quái thần 怪神, thuỵ thú 瑞兽, lệ quỷ 厉鬼căn cứ vào nhu cầu mà sáng tạo ra. Theo thống kê trong Trung Quốc Nho giáo luận 中国儒教论, thần linh mà quan phương cổ đại tế tự tại thời đại Vương Mãng 王莽 đã đạt đến hơn 1700 vị, thời Tống, thần linh hơn 690 vị. Những vị thần này chỉ là con số tế tự thực tế, con số về lí luận thì còn nhiều hơn.
1- Thiên thần
Thần có địa vị tối cao ở thời cổ Trung Quốc là tổ tiên. Người Thương
xưng tổ tiên là “Đế” 帝; nhân vì Đế cư trú tại
thiên thượng, cho nên người Chu lại xưng là “Thượng Đế” 上帝, hoặc lấy nơi cư trú của Thượng Đế để thay, xưng là
“Thiên” 天. Do đó, Thiên - khái niệm vị thần chí thượng này mãi
được dùng cho đến ngày nay.
Đời
Hán, đại nho Trịnh Huyền 郑玄chủ trương, “Thiên”
do 6 vị Thượng Đế cấu thành, tức Thiên Hoàng Đại Đế 天皇大帝, Ngũ Phương Thượng Đế 五方上帝, từ đó đề xuất “lục
Thiên thuyết” 六天说. Đến thời Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều, Vương Túc 王肃chủ trương chỉ có “Hạo Thiên Thượng Đế” 昊天上帝 mới là Đế. Đến đời Tuỳ, vị thần chí thượng vẫn được
xưng là Hạo Thiên Thượng Đế, còn Ngũ Đế trở thành trợ thủ của Hạo Thiên Thượng
Đế. Mao Hanh 毛亨trong Thi truyện
诗传nói rằng:
Thương thiên dĩ thể ngôn chi, tôn nhi quân
chi, tắc xưng Hoàng Thiên; nguyên khí quảng đại, tắc xưng Hạo Thiên.
苍天以体言之, 尊而君之, 则称皇天; 元气广大, 则称昊天.
(Thương
thiên, lấy thể mà nói, kính trọng mà tôn lên làm “chúa tể”, xưng là Hoàng
thiên; nguyên khí to lớn, xưng là Hạo Thiên)
(Mao thi chính nghĩa . Thử li 毛诗正义 . 黍离)
Cũng chính là nói, Thiên về địa vị thì tôn quý không
gì sánh bằng, về hình thể thì to lớn vô biên. Trưởng Tôn Vô Kị 长孙无忌 thời Đường khi chủ trì việc tu đính bộ Trinh Quán lễ 贞观礼, đã căn cứ vào
chú giải về “Thiên” 天 của Mao Hanh, ban bố quy định chỉ có Hoàng Thiên Thượng
Đế 皇天上帝 mới xưng là “Thiên” 天,
Ngũ Đế 五帝đều là thuộc hạ của Thiên, chỉ có thể xưng “Đế” 帝.
Từ thời
Tống về sau, Thiên 天 tức
Hoàng Thiên Thượng Đế 皇天上帝được chính thức
xác lập. Trong Tống sử - Lễ chí 宋史 - 礼志 nói
rằng:
Nguyên khí quảng đại, tắc xưng Hạo Thiên, cứ
viễn thị chi thương nhiên tắc xưng Thương Thiên. Nhân chi sở tôn, mạc quá vu Đế,
thác chi vu thiên, cố xưng Thượng Đế.
元气广大, 则称昊天, 据远视之苍然则称苍天. 人之所尊, 莫过于帝, 托之于天, 故称上帝.
(Nguyên
khí to lớn, xưng là Hạo Thiên, sắc xanh do từ xa mà nhìn, xưng là Thương Thiên.
Đối tượng mà được con người tôn quý, thì không ai qua được Đế, thác vào thiên,
cho nên xưng là Thượng Đế)
Hình
Bính 邢昺nói rằng:
Hoàng, quân dã. Cố tôn nhi quân chi, tắc
xưng Hoàng Thiên. Hạo, đại mạo, cố ngôn kì hỗn nguyên chi khí hạo hạo quảng đại,
tắc xưng Hạo Thiên.
皇, 君也. 故尊而君之, 则称皇天. 昊, 大貌, 故言其混元之气昊昊广大, 则称昊天.
(Hoàng
là chúa tể. Cho nên tôn kính mà tôn làm chúa tể, xưng là Hoàng Thiên. Hạo là
dáng vẻ to lớn, cho nên nói về khí hỗn nguyên mênh mông to lớn, xưng là Hạo
Thiên)
Đó
chính là nói, thượng đế không là nhân hình nữa, mà là nguyên khí to lớn trên đầu
chúng ta. Lí giải này từ đó trở thành nội hàm cơ bản của thiên mà người Trung
Quốc tín ngưỡng.
Ngày
nay, khi chúng ta tham quan điện Kì Niên 祈年 ở Thiên đàn 天坛, còn có thể cảm nhận được sự trang nghiêm thần thánh
khi hoàng đế tế Thiên trước đây. Chính giữa đại điện thờ thần vị “Hoàng Thiên
Thượng Đế” 皇天上帝được viết bằng hai thứ chữ Mãn và Hán. Lễ khí của năm
đó đều còn đầy đủ, khiến người ta cảm thấy địa vị tôn quý của Thượng Đế đến nay
hãy còn tồn tại.
Dưới
Thiên, là thiên thần nhất đẳng nhật nguyệt 日月,
tinh thần 星辰. Nhật nguyệt 日月
là thiên thể sáng nhất trên trời, cho nên địa vị tôn quý. Tinh thần 星辰 chủ yếu chỉ kim 金,
mộc 木, thuỷ 水, hoả 火, thổ 土, năm toà tinh thể chủ
yếu, cùng với thập nhị thần 十二辰 và nhị thập bát tú 二十八宿. Tinh tú 星宿 sở
dĩ trọng yếu, vì có liên quan đến tín ngưỡng thiên nhân cảm ứng của quốc gia thời
cổ, nên không thể lơ là. Tiếp đến là Phong bá 风伯,
Vũ sư 雨师, Lôi sư 雷师, Vân sư 云师, Tư trung 司中 (chủ
tông thất), Tư mệnh 司命 (chủ
thọ thần), chủ quản kéo mây gọi mưa, nhân khẩu sinh sôi, liên quan đến dân
sinh.
Trong Hoàng khung vũ 皇穹宇 xây dựng ở Thiên đàn, đến nay hãy còn thấy thần vị Đại minh 大明, thần vị Dạ minh 夜明, thần vị Phong bá 风伯 , thần vị Vũ sư 雨师 được thờ phụng vào thời Minh Thanh cùng với thần vị các tinh đẩu trên khắp bầu trời. ….. (còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 28/8/2022
Nguyên tác
LỄ KINH
礼经
Biên soạn:
Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 2019