ĐỊCH PHƯƠNG TIẾN
Địch Phương Tiến 翟方进 (? – năm 7 trước công nguyên), tự Tử Uy 子威. Tể tướng thời Thành Đế 成帝triều Tây Hán. Kinh học gia trứ danh. Nhân vì trời hiển hiện điềm hung nên bị Thành Đế 成帝 ban cho cái chết.
Địch Phương Tiến 翟方进người Thượng Thái 上蔡 Nhữ
Đương thời, có vị túc nho Hồ Thường 胡常, nhân vì Địch Phương Tiến thành đạt được sớm, thấy thanh danh của mình chẳng bằng Địch Phương Tiến, trong lòng sinh đố kị, nên đã huỷ báng ông. Địch Phương Tiến sau khi biết được, lúc Hồ Thường mở lớp truyền thụ kinh học, ông đã phái môn sinh đến thỉnh giáo vấn đề nghi nan. Qua một thời gian dài, Hồ Thường biết Địch Phương Tiến đối với mình rất tôn kính, trong lòng áy náy, nên trước mặt đám nhân sĩ khen ngợi học vấn cùng nhân phẩm của Địch Phương Tiến, hai người trở thành đôi bạn.
Khoảng niên hiệu Hà Bình 河平 thời Thành Đế 成帝, Địch Phương Tiến chuyển làm Bác sĩ 博士, mấy năm sau, đổi làm Sóc phương Thứ sử 朔方刺史. Ông xử lí chính sự không phiền hà, rất được uy danh, lại được nhậm chức Thừa tướng Tư trực 丞相司直, trở thành trợ thủ của Thừa tướng, rất được Thừa tướng Tiết Tuyên 薛宣coi trọng. Tiết Tuyên cũng thường cáo giác đám duyện thuộc rằng:
- Các
ngươi hãy cẩn thận phụng sự Tư trực, ông ta chẳng bao lâu nữa sẽ lên Tướng vị.
Đương thời, đang lúc xây dựng Xương lăng 昌陵, con em quý tộc thừa cơ lũng đoạn công trình, vét đầy túi riêng. Địch Phương Tiến chỉ huy đám thuộc hạ nhất nhất kiểm tra, phát giác mấy chục vạn tiền tham ô, Thành Đế bèn triệu ông cho nhậm chức Kinh triệu doãn 京兆尹. Sau khi nhậm chức, ông lại mạnh mẽ đả kích bọn cường hào bất pháp, khiến kinh triệu chấn động.
Năm 15 trước công nguyên, Địch Phương Tiến thăng nhậm Ngự sử đại phu 御史大夫, mấy tháng sau, lại làm Thừa tướng thay thế Tiết Tuyên bị miễn chức, được phong làm Cao Lăng Hầu 高陵侯.
Địch Phương Tiến rất có tài năng, kiêm thông văn pháp lại sự, được khen là “Thông minh Tướng” 通明相. Ông tuân thủ pháp chế, không lấy việc riêng nhờ ở quận quốc tứ phương, rất được Thành Đế tin tưởng trọng dụng. Ông chấp pháp nghiêm túc, đối với việc vi phạm luật pháp của quan viên cửu khanh mục thú, nhất nhất đều tấu hặc, ngôn từ tấu chương sắc bén, gặp phải sự oán hận của thế gia đại thần Trần Hàm 陈咸. Về sau, thừa lúc ngoại thích Định Lăng Hầu Thuần Vu Trường 定陵侯淳于长 bị tội, có người nói đỡ cho Thuần Vu Trường, ông tấu hặc Trần Hàm kết đảng, đồng thời trục xuất chính địch khỏi triều đình. Thế là kết oán càng sâu, dẫn đến sự bất mãn của Thành Đế đối với ông.
Tháng 2 năm Tuy Hoà 绥和 thứ 2 (năm 7 trước công nguyên), xuất hiện sao “nam thiên huỳnh hoặc” 南天荧惑 (1). Nghe nói nếu sao này xuất hiện, thiên hạ sẽ đại loạn. Có người bèn dâng tấu lên Thành Đế, nói là việc đó trọng thần phải gánh lấy trách nhiệm để tiêu trừ tai hoạ. Thành Đế rất tin không nghi ngờ gì, trách ông do vì trị lí chính sự vô phương nên trời mới hiển hiện điềm hung, bèn ban cho ông rượu ngon 10 thạch, trâu béo 1 con, bảo ông nhìn theo đó mà làm, điều đó ngầm bảo ông tự sát để tiêu trừ tai hoạ. Địch Phương Tiến không còn cách nào đành tự tận thân vong. Để che dấu chân tướng Địch Phương Tiến bị bức tự sát, Thành Đế còn đích thân đến nhà điếu viếng, truy tặng tên thuỵ cho ông là Cung Hầu 恭侯.
Địch Phương Tiến rất thích nghiên cứu “Tả thị truyện” 左氏传và thiên văn lịch pháp, đồng thời rất có thành tích. Đại nho Lưu Hâm 刘歆 thời Tây Hán từng theo ông học Tả thị truyện, Trường An lệnh Điền Chung Thuật 长安令田终术 thì theo ông học qua lịch pháp, cả hai người này về sau đều rất có thành tựu.
Chú của người dịch
1- Huỳnh hoặc 荧惑: Tức “hoả tinh” 火星, do bởi hoả tinh sắc đỏ, ánh sáng thường biến hoá chuyển động trên bầu trời, có lúc từ tây sang đông, có lúc từ đông sang tây, tình huống phức tạp, người người ta bị mê hoặc, nên Trung Quốc cổ đại gọi hoả tinh là “huỳnh hoặc”.
https://baike.baidu.com/item/%E8%8D%A7%E6%83%91/4360703
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 03/8/2022
Nguyên tác Trung văn
ĐỊCH PHƯƠNG TIẾN
翟方进
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ TƯỚNG LỤC
中国历代宰相录
Chủ biên: Dương Kiếm Vũ 杨剑宇
Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 1999