PHẢI ĐƯỜNG ONG BƯỚM ĐI VỀ ĐẤY SAO? (128)
Ong bướm: Tức “phong điệp” 蜂蝶. Thường dùng để chỉ hạng người tìm hoa vấn liễu, tham luyến nữ sắc,
hoặc nam nữ phóng đãng, như trong “Truyện Kiều” có câu:
Êm nềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
(câu 37 – 38)
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
(câu 1229 – 1230)
Thiếp từ ngộ biến đến giờ
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa
(câu 3097 – 3098)
Thành ngữ Trung Quốc cũng thường
dùng “phong điệp” với ý nghĩa như thế,
như:
- Phong mê điệp luyến 蜂迷蝶恋: chỉ hành vi phóng đãng giữa
nam và nữ.
- Phong cuồng điệp loạn 蜂狂蝶乱: cũng chỉ hành vi phóng đãng
giữa nam và nữ.
- Du phong lãng điệp 游蜂浪蝶: chỉ hạng người có thái độ
không trang nhã, chọc ghẹo con gái.
- Cuồng phong lãng điệp 狂蜂浪蝶: chỉ hạng con trai khinh bạc
phóng đãng.
- Chiêu phong dẫn điệp 招蜂引蝶: Ví với việc thu hút sự chú ý
của người khác.
https://chengyu.duwenz.com/9025146.html
“Ngán cho bên cõi bồ đề
Phải đường ong bướm đi về đấy
sao?”
(Bích Câu kì ngộ: 127 - 128)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 15/7/2022