NGỰ SỬ GIẢ MẤT TỜ CÁO TRẠNG ĐỂ THỬ CHÂN NGUỴ
Lí Uyên 李渊 nguyên là đại quan của triều Tuỳ, về sau nhân lúc vào cuối triều Tuỳ thiên hạ đại loạn, khởi binh tại Thái Nguyên 太原, chiếm lĩnh Trường An 长安. Sau tiếp nhận nhượng vị của Tuỳ Cung Đế 隋恭帝 lên làm hoàng đế, kiến lập triều Đường, trở thành Đường Cao Tổ 唐高祖, đồng thời dần từng bước tiêu diệt các thế lực khác ở các nơi, thống nhất toàn quốc.
Một
ngày nọ, Đường Cao Tổ Lí Uyên 李渊đang thẩm duyệt phê
văn trong triều, bỗng thấy có một mật cáo, thình lình viết Thứ sử Lí Tĩnh 李靖 tại Kì Châu 岐州 có ý đồ mưu phản, lại
nêu ra một số tội. Đường Cao Tổ nửa tin nửa ngờ, cảm thấy mình trước giờ vẫn
xem Lí Tĩnh là thân tín, hơn nữa Lí Tĩnh chính tích hiển hách, một mực trung
thành, sao lại đột nhiên mưu phản? Đường Cao Tổ suy nghĩ đi suy nghĩ lại, càng
thêm nghi hoặc, bèn tức tốc chọn một Ngự sử năng cán đến để thẩm lí vụ án.
Ngự sử
cảm thấy kinh ngạc, ông thường ngày nắm nắm bắt động thái của các quan viên,
trước giờ chưa phát hiện qua có dấu vết mưu phản của Lí Tĩnh, ngược lại luôn
cho rằng Lí Tĩnh là một trong những trung thần có thể đếm được trong triều. Trước
lúc lên đường, để tiện cho việc thẩm án, Ngự sử thỉnh cầu Đường Cao Tổ, hi vọng
cho vị quan đã cáo phát Lí Tĩnh cùng đi với mình nhằm tiện đối chứng. Đường Cao
Tổ chuẩn y.
Ngự sử
ngày đêm kiêm trình đến Kì Châu, đến nơi, Ngự sử lệnh cho mọi người trú tại một
dịch trạm mà người ta không chú ý. Sáng sớm hôm sau, Ngự sử bỗng nhiên muôn phần
kinh sợ từ trong phòng xông ra, nói rằng tờ cáo trạng đã thất lạc, khó mà báo
cáo kết quả. Mọi người đều ngơ ngác. Mất thứ mà hoàng thượng đã giao, hậu quả
là không thể tưởng tượng được. Ngự sử lửa giận bốc lên ba trượng lệnh đem người
gánh cùng viên điển lại nắm giữ văn thư trói lại. Hai người sợ đến mức mặt
không còn chút máu, luôn kêu oan.
Ngự sử
thẩm vấn một lúc, không có kết quả gì, nhanh chóng vô lại phòng, cho gọi viên
quan mật cáo Lí Tĩnh vào, nói rằng:
- Bổn quan không thận trọng làm thất lạc cáo
trạng của ông, án này khó mà giải quyết thì đã đành, nhưng bảo tôi làm thế nào
phục mệnh hoàng thượng đây? Chỉ đành nhờ ông viết lại bản khác.
Vị quan
nọ sắc mặt lộ vẻ khó khăn, nhưng sợ uy nghiêm của Ngự sử, liền viết lại bản cáo
trạng khác. Ngự sử nhận cáo trạng vừa nhìn qua sắc mặt đại biến, hét rằng:
- Cẩu quan to gan, dám vu cáo Lí đại nhân. Người
đâu! Bắt y lại cho ta.
Viên
quan nọ toàn thân run rẩy, nhưng miệng vẫn nói cứng rằng:
- Tôi phạm tội gì, xin đại nhân nói rõ.
Ngự sử
cười lớn, bảo:
- Dựa vào vào bản lĩnh của ông, ông tưởng có
thể qua mắt ta được à? Ông trước sau viết
hai bản cáo trạng, những chỗ không giống nhau rất nhiều. Rõ ràng là ông bịa đặt
không có căn cứ, không hợp tình hợp lí.
Viên quan nọ không nói được lời nào, trải qua thẩm án, quả nhiên là vu cáo.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 26/7/2022
Nguyên tác Trung văn
NGỰ SỬ ĐÂU TRẠNG THÍ CHÂN NGUỴ
御史丢状试真伪
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CỐ SỰ (tập 5)
中国历史故事
Biên soạn: Sơ Dương Tả Tả 初阳姐姐
Trường Xuân: Cát Lâm văn sử xuất
bản xã, 2015