CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KÌ GIỮA TRIỀU THƯƠNG THỜI KÌ CUỐI
VỚI ĐÔNG DI
(tiếp theo)
Khoảng
thời Đạo Quang 道光triều Thanh (1821 – 1850), tại Lương Sơn 梁山 tỉnh Sơn Đông 山东
đã khai quật được một số đồng khí, trong đó có một món tên là “Tiểu thần dư
tôn” 小臣艅尊. Chiếc tôn này có hình dạng con tê ngưu, chiếc sừng
trên mũi thô lớn, đôi mắt truyền thần, sống động như thật, là trân phẩm nghệ
thuật hiếm có, đương thời là loại lễ khí dùng để đựng rượu. Trên tôn có minh
văn:
Đinh Tị vương tỉnh Quỳ 囗, vương tứ Tiểu thần Dư quỳ bối. Duy vương lai chinh
di phương, duy vương thập tự hựu ngũ, Dung nhật.
丁巳王省夔囗, 王赐小臣艅夔贝. 唯王来征夷方, 唯王十祀又五, 肜日.
“Tỉnh” 省 tức tuần hành, tuần tỉnh. “Quỳ 囗” là địa danh. “Tiểu thần” 小臣
là quan danh. Căn cứ vào việc nghiên cứu minh văn trên đồng khí, chúng ta có thể
biết Dung quý肜季 năm Đế Ất thứ 15 (người Thương trong một năm đối với
tổ tiên tế tự một lần gọi là “chu tế” 周祭. “Chu tế phân ra 5
giai đoạn khác nhau, “Dung quý” là một trong số đó), có một Tiểu thần tên Dư,
nhân vì theo Thương vương chinh phạt Đông Di có công, trên đường ban sư hồi triều,
được Thương vương Đế Ất ban tặng “cận bối” 堇贝.
Vì thế, Tiểu thần Dư đúc chiếc tôn để làm kỉ niệm, đồng thời đem nguyên uỷ sự
tình chạm trên đồng khí.
Sau khi
Đế Ất 帝乙 qua đời, Đế Tân 帝辛
(Trụ vương – ND) kế thừa vương vị. Sauk hi Trụ vương 纣王 lúc đánh bại nước
Lê 黎 chẳng
bao lâu (nay là huyện Lê Thành 黎城 Sơn Tây 山西), Di tộc phương
đông lại phát động cuộc phản loạn quy mô lớn. Thương Trụ vương không quan tâm đến
những lời khuyên của đại thần Tổ Y 祖伊 về việc phải đề phòng người
Theo
ghi chép trong cổ thư Lã Thị Xuân Thu 吕氏春秋, người Thương
trong quá trình chiến tranh trường kì với Đông Di, từng sử dụng “tượng đội” 象队 (đội quân voi). Đội tượng đội này trên chiến trường
là vô địch, có sức uy nhiếp cự lớn. Căn cứ vào sự nghiên cứu tài liệu giáp cốt văn và tài liệu khai quật
khảo cổ, khí hậu trung nguyên đời Thương ấm hơn nhiều so với hiện nay, thích hợp
cho sự sinh tồn động vật Á nhiệt đới hoặc nhiệt đới như đại tượng. Người Thương
không chỉ săn bắt voi rừng, mà còn thuần hoá voi rừng thành voi nhà đồng thời
cho sinh sản voi con. Mùa xuân năm 1978, trong một hầm tế tự tại khu Vương lăng
王陵 Ân Khư 殷墟, đã phát hiện một
con voi nhỏ đã được thuần hoá trên cổ đeo chuông đồng, đây là hầm voi thứ hai
sau hầm voi thứ nhất phát hiện trước giải phóng, đối với việc nghiên cứu khí hậu
trung nguyên và các loài động vật đời
Thương nó có ý nghĩa trọng đại. Nhân đó, việc vương triều Thương từng thuần dưỡng
voi dùng trong chiến đấu với Đông Di mà văn hiến ghi chép là điều có thể.
Chiến
tranh giữa vương triều Thương với Đông Di, tuy cuối cùng Đông Di thất bại và
cáo chung, nhưng trận chiến lãng phí thời gian lâu dài này đã hao tốn tài lực
và nhân lực, hơn nữa nô lệ mà bắt được cũng “li tâm li đức” 离心离德 với vương triều Thương. Tất cả những điều đó càng
tăng thêm độ sâu cho nguy cơ xã hội của vương triều Thương, tạo nên cơ hội cho
người Chu.
Tuy là
như vậy, những năm cuối cùng của vương triều Thương, đặc biệt là Thương Trụ
vương chú ý tổ chức và xây dựng phía đông nam, khiến văn hoá trung nguyên tương
đối tiên tiến được truyền bá đến khu vực rộng lớn mà Di nhân cư trú, tăng cường
sự giao lưu chính trị, kinh tế, văn hoá giữa khu vực vùng biên tương đối lạc hậu
với khu vực tiên tiến mà trung tâm là Ân đô An Dương, đặt nền móng sơ bộ cho việc
hình thành một quốc gia đa dân tộc thống nhất, về khách quan, còn có tác dụng
nhất định đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc.
(hết)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/7/2022
Nguồn
TÂY
西周史话
Tác giả: Vương Vũ Tín 王宇信
Trung Quốc quốc tế quảng bá xuất bản xã, 2007