“BẤT ĐẢO ÔNG” LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO
Về tên
gọi “bất đảo ông” 不倒翁, có một truyền thuyết như sau:
Vào thời
Xuân Thu tại nước Sở, Biện Hoà 卞和có được một khối đá
thô, nhưng bao bọc bên trong là viên ngọc đẹp, Biện Hoà hai ba lần đem dâng lên
Sở Vương. Sở Vương nhìn khối đá cảm thấy Biện Hoà đang đùa cợt mình, bèn sai
người chặt đôi chân của Biện Hoà, Biện Hoà vô cùng thương tâm nhìn Kinh sơn 荆山 mà gào khóc. Sở Văn Vương 楚文王 nghe nói, cảm
thấy có ẩn tình liền sai người gọi Biện Hoà về lại. Khi thợ ngọc bổ khối đá, một
viên ngọc đẹp lộ ra. Sở Văn Vương cảm thán rằng:
- Biện Hoà này quả thật là một ông lão không hề
nghiêng ngả (bất đảo chi ông 不倒之翁).
Thế là,
những người mà không sợ quyền thế, kiên trì quan điểm của mình được mọi người gọi
là “bất đảo chi ông” 不倒之翁.
Trong
dân gian, còn có một truyền thuyết liên quan đến “bất đảo ông”:
Tương
truyền, triều Thanh có một vị đại quan, rất nhiều người đến dựa dẫm nhà ông ta.
Đại quan khéo léo lập danh mục, ngầm bảo môn sinh của họ tặng lễ vật. Mọi người
tặng trân bảo, có một môn sinh chỉ ôm một chiếc hộp gỗ. Đại quan mở ra xem, rốt
cuộc là một số bất đảo ông lớn nhỏ khác nhau.
Đợi anh
ta đi khỏi, vợ con của đại quan nôn nóng chọn lấy món mà mình thích. Họ phát hiện,
bất đảo ông lớn nhất mà anh chàng môn sinh tặng phía sau có viết:
Đầu nhuệ năng toản
Phúc không năng thụ
Quan đái tôn nghiêm
Diện hoà tâm cấu
Trạng tự dị đảo
Thực lập bất phốc
头锐能钻
腹空能受
冠带尊严
面和心垢
状似易倒
实立不扑
(Đầu thì nhọn có thể dùi
Bụng thì rỗng có thể chứa
Mũ với đai tôn nghiêm
Nhưng mặt và tâm dơ bẩn
Bộ dạng nhìn có thể ngã
Nhưng quả thực đứng không đổ)
Do đó, hạng người giỏi dựa thế leo cao, có thể theo hoàn cảnh mà điều chỉnh bản thân nhằm duy trì quyền thế, cũng chính là “bất đảo ông”.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 24/7/2022
Nguyên tác Trung văn
“BẤT ĐẢO ÔNG” THỊ NHẤT CHỦNG THẬP
MA DẠNG ĐÍCH NHÂN
“不倒翁” 是一种什么样的人
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013