Dịch thuật: Chữ 時 (thì) trong "Khang Hi tự điển"

 

CHỮ (THÌ) TRONG “KHANG HI TỰ ĐIỂN”

Âm THÌ bính âm “shí” (ta quen đọc là “thời” - ND)

Cổ văn viết là

“Đường vận”, “Tập vận”, “Vận hội” “ THỊ CHI thiết.

“Chính vận” THẦN CHI thiết,  tịnh âm THÌ.

          唐韻”, “集韻”, “韻會市之切

正韻辰之切切, 並音蒔.

(“Đường vận”,“Tập vận”, “Vận hội” phiên thiết là THỊ CHI.

“Chính vận” phiên thiết là THẦN CHI,  đều có âm là THÌ).

Thuyết văn 說文 giải thích là:

Tứ thì dã

四時也

(Bốn mùa)

Trong Thích danh 釋名nói rằng:

Tứ thì, tứ phương các nhất thì. Thì, kì dã, vật chi sinh tử các ứng tiết kì nhi chí dã.

四時, 四方各一時. , 期也, 物之生死各應節期而至也.

(Bốn mùa, bốn phương mỗi phương một mùa. Thì là tiết kì, sự sinh tử của vật mỗi loài ứng với tiết kì mà đến)

Trong Thư – Nghiêu điển - 堯典 có câu:

Kính thụ nhân thì

敬授人時

          Phần Truyện ghi rằng:

Kính kí thiên thì dĩ thụ nhân dã.

敬記天時以授人也

(Kính ghi nhớ thiên thời để báo cho mọi người)

          Và:

Ki tam bách hữu lục tuần hữu lục nhật, dĩ nhuận nguyệt định tứ thì thành tuế.

朞三百有六旬有六日, 以閏月定四時成歲

          (Tròn một năm là 366 ngày, phải dùng thêm biện pháp tháng nhuần để xác định bốn mùa thành năm)

          Trong Lễ - Khổng Tử nhàn cư - 孔子閒居:

Thiên hữu tứ thì, xuân thu đông hạ.

天有四時, 春秋冬夏

(Trời có bốn mùa, xuân thu đông hạ)

Trong Hoài Nam Tử - Thiên văn huấn 淮南子 - 天文訓 có câu:

Âm dương chi chuyên tinh vi tứ thì

陰陽之專精為四時

(Tinh hoa của khí âm khí dương tập trung lại sinh ra bốn mùa)

          Và:

Tam nguyệt nhi vi nhất thì

三月而為一時

(Ba tháng là một mùa)

Trong Vận hội 韻會có thêm nghĩa là “giờ”, ghi rằng:

Thần dã, thập nhị thì dã

辰也, 十二時也

(Là giờ, mười hai giờ)

          Trong Quảng vận 廣韻có thêm nghĩa là “thị” . Trong Thư – Nghiêu điển - 堯典có câu:

Lê dân ư biến thì ung

黎民於變時雍

(Lê dân nhân đó dần biến đổi hoà mục) 

          Phần Truyện ghi rằng:

Thì, thị dã

, 是也

(Thì có nghĩa là “thị”)

          Trong Thi – Đại nhã - 大雅:

Viết chỉ viết thì

Trúc thất vu ti

曰止曰時

築室于茲

(Nơi này có thể ở, lúc này có thể khời công

Xây nhà nơi đây)

          Trong Chu truyện 朱傳 ghi rằng:

Khả dĩ chỉ vu thị, nhi trúc thất hĩ

可以止于是而築室矣

(Có thể dừng ở đây mà cất nhà)

          Trong Bác nhã 博雅có thêm nghĩa là “tứ” (dò xét). Trong Luận ngữ 論語 có câu:

Khổng Tử thì kì vong dã, nhi vãng bái chi.

孔子時其亡也, 而往拜之

(Khổng Tử dò xem lúc ông ta không có ở nhà mới đến)

          Sớ rằng: Ý nói dò xem lúc Dương Hổ (Dương Hoá - ND) không có ở nhà mới đến đáp tạ.

          Và cũng trong Bác nhã 博雅 có thêm nghĩa là “thiện” .

          Trong Quảng vận 廣韻 có nghĩa là “trúng” .

 

Địa danh

          Trong Tả truyện – Trang cửu niên 左傳 - 莊九年có câu:

Chiến vu Can Thì

戰于乾時

(Đánh nhau ở Can Thì)

          Chú rằng: Can Thì 乾時 thuộc đất Tề. Sông Thì tại ranh giới Lạc An 樂安, phụ lưu Kì bị hạn thì sông khô cạn nên có tên là “Can Thì”.

Một họ

          Trong Quảng vận 廣韻 có ghi:

Lương lại truyện hữu Thì Miêu

良吏傳有時苗

(Trong “Lương lại truyện” có Thì Miêu)

          Trong Hà thị tính uyển 何氏姓苑  nói rằng: Người Cự Lộc 鉅鹿  ngày nay.

Lại đồng với chữ  (thì)

          Trong Thi – Vương phong - 王風có câu:

Kê thê vu thì

雞棲于塒

(Gà đã nhảy vào ổ ở trên tường)

          Trong Thích văn 釋文 ghi rằng:

Thì, bản diệc tác thì

, 本亦作時

(vốn cũng viết là )

          Trong Vận bổ 韻補 có nói, để hiệp vần, có phiên thiết là THƯỢNG CHỈ 上紙.

          Trong Vương Xán – Thất thích 王粲 - 七釋 có câu:

Bất dĩ chí dịch đạo, bất dĩ thân hậu thỉ. Tiến đức tu nghiệp, dữ thế đồng lí.

不以志易道, 不以身後. 進德修業, 與世同理

(Không lấy chí để thay đổi đạo, không lấy thân chạy theo thời. Tu dưỡng đạo đức, kiến lập công nghiệp, đồng lí với đời)

Và cũng để hiệp vần, có phiên thiết là TRẮC LẠI 側吏.

Trong Khuất Nguyên – Li tao 屈原 - 離騷 có câu:

Đồn uất ấp dư sá sế hề

Ngô độc cùng khổ hồ thử thế

忳鬱邑余侘傺兮

吾獨窮苦乎此

(Đau buồn u uất ta bơ phờ

Chỉ riêng ta lúc này cùng khổ)

Hiệp vần với chữ ở dưới, chữ đọc là (thế).

                                                                      Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 11/6/2022

KHANG HI TỰ ĐIỂN

康熙字典

(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003)

Previous Post Next Post