CHỮ “HỮU” 有TRONG HÁN NGỮ CỔ
1- Có.
Trong Tả truyện - Ẩn Công nguyên niên 左傳 - 隱公元年có câu:
Tiểu nhân hữu mẫu
小人有母
(Tiếu nhân có mẹ)
Đặc chỉ
lĩnh hữu, chiếm hữu.
Trong Mạnh Tử - Công Tôn Sửu thượng 孟子 - 公孫丑上:
Vũ Đinh triều chư hầu, hữu thiên hạ
武丁朝諸侯, 有天下
(Vũ Đinh khiến chư hầu đến triều bái, có được thiên hạ)
Lại đặc
chỉ có một loại mĩ đức nào đó
Trong Tả truyện – Tương Công tam niên 左傳 - 襄公三年:
Thi vân: ‘Duy kì hữu chi, thị dĩ tự
chi’. Kì Hề hữu yên.
詩云: ‘惟其有之,
是以似之’. 祁奚有焉.
(Thơ có câu rằng: ‘Chính nhân vì
có mĩ đức, nên tiến cử người, có tài năng tương tự như mình’. Kì Hề là người
như thế)
(Kì Hề có mĩ đức đó)
2- Thông với chữ 又
(hựu). Nhìn chung dùng ở số pháp. Chữ đặt ở giữa hai số.
Trong Luận ngữ - Vi chính 論語 - 為正 có
câu:
Ngô thập hựu ngũ nhi chí ư học
吾十有五而志於學
Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học)
Trong Mạnh Tử - Vạn Chương thượng 孟子 - 萬章上:
Thuấn tướng Nghiêu nhị thập hựu bát tải
舜相堯二十有八載
(Ông Thuấn phò tá vua Nghiêu 18 năm)
(Một
năm là 366 ngày)
Trước
chữ 餘 (dư)
cũng thường gia thêm chữ 有 (hựu). Như trong Chiến
quốc sách – Tề sách nhất 戰國策 - 齊策一 có câu:
Trâu Kị tu bát xích hựu dư
鄒忌脩八尺有餘
(Trâu Kị thân cao hơn 8 xích)
Trong Mạnh Tử - Tận tâm hạ 孟子 - 盡心下:
Do Văn Vương chí ư Khổng Tử ngũ bách hựu
dư tuế.
由文王至於孔子五百有餘歲
(Từ Văn Vương đến Khổng Tử hơn 500 năm)
Đây là đặc điểm thời thượng cổ xưng số pháp.
3- Từ đầu của danh từ. Trong Thượng thư – Cao Dao mô 尚書 - 皋陶謨 có câu:
Hà thiên hồ Hữu Miêu
何遷乎有苗
(Hà tất phải đưa đến Hữu Miêu)
Lại
như:
Lượng thái hữu bang
亮采有邦
(Phụ giúp chính sự cho nước)
Lại
dùng ở trước một số hình dung từ. Trong Thi
kinh – Bội phong – Kích cổ 詩經 - 邶風 - 擊鼓 có câu:
Bất ngã dĩ quy
Ưu tâm hữu xung
不我以歸
憂心有忡
(Ta không được về nhà
Khiến lòng đau buồn u uất)
“Hữu
ti” 有司 là
quan lại nắm giữ sự việc của một vùng. Trong Sử kí – Liêm Pha Lận Tương Như liệt truyện 史記 - 廉頗藺相如列傳 có
câu:
Triệu Hữu ti án đồ
召有司案圖
(Triệu quan Hữu ti mang địa đồ ra chỉ)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 18/6/2022
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 1)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Phụ lục của
người dịch
Diêu Duy Nhuệ (姚维锐) trong Cổ thư
nghi nghĩa cử lệ bổ phụ (古书疑义举例补附) dưới câu
Nhất tự bất thành từ tắc gia trợ ngữ lệ
一字不成词则加助语例
(Một chữ không thành từ thì thêm trợ từ)
đã viết rằng:
Cổ nhân chúc văn, ngộ nhất tự bất thành từ,
tắc vãng vãng gia trợ ngữ dĩ phối chi. Nhược Ngu, Hạ Ân Chu bản triều danh, nhi
viết Hữu Ngu, Hữu Hạ, Hữu Ân, Hữu Chu, Thử gia Hữu tự dĩ vi ngữ trung trợ từ
dã. Tha như
“Thư- Cao Dao mô thiên” ‘Lượng thái hữu
bang’ chi ‘hữu bang’,
‘Túc dạ
tuấn minh hữu gia’ chi ‘hữu gia’,
“Lập chính thiên” ‘Nãi hữu thất’ chi ‘hữu thất’
“Bàn Canh thiên” ‘Dân bất thích hữu cư’ chi ‘hữu cư’
“Đa phương thiên” ‘Cáo du nhĩ hữu
phương đa sĩ’ chi ‘hữu phương’
Cập “Thi –
Tân chi sơ diên thiên” ‘Phát bỉ hữu đích’ chi ‘hữu đích’
“Thập nguyệt
chi giao thiên” ‘Trạch tam hữu sự’ chi
‘hữu sự’
Giai nhân nhất
tự bất thành từ, gia Hữu tự dĩ vi trợ ngữ dã.
古人属文, 遇一字不成词, 则往往加助语以配之. 若虞, 夏, 殷, 周本朝名,而曰有虞, 有夏, 有殷, 有周, 此加有字以为语中助词也. 它如
“书 - 皋陶谟篇” ‘亮采有邦’ 之 ‘有邦’
‘夙夜浚明有家’ 之 ‘有家’
“立政篇”
‘乃有室’ 之 ‘有室’
“盘庚篇”
‘民不适有居’ 之 ‘有居’
“多方篇”
‘告猷尔有方多士’ 之 ‘有方’
及 “诗 - 宾之初筵篇” ‘发彼有的’ 之 ‘有的’
“十月之交篇” ‘择三有事’ 之 ‘有事’
皆因一字不成词加有字以为助语也.
(Người
xưa khi làm văn, gặp một chữ không thành từ luôn thêm trợ từ để phối hợp, như
Ngu, Hạ, Ân, Chu vốn là tên triều đại thế mà lại được gọi là Hữu Ngu, Hữu Hạ, Hữu
Ân, Hữu Chu. Chữ Hữu là trợ từ trong câu. Ví dụ khác như
‘Hữu
bang’ trong ‘Lượng thái hữu bang’ ở “Kinh Thư – Cao Dao mô”
‘Hữu
gia’ trong ‘Túc dạ tuấn minh hữu gia’ “Kinh Thư – Cao Dao mô”
‘Hữu thất’
trong ‘Nãi hữu thất’ “Kinh Thư – Lập chính”
‘Hữu
cư’ trong ‘Dân bất thích hữu cư’ “Kinh
Thư – Bàn Canh”
‘Hữu
phương’trong‘Cáo du nhĩ hữu phương đa sĩ’“KinhThư – Đa phương
‘Hữu
đích’ trong ‘Phát bỉ hữu đích’ “Kinh Thi – Tân chi sơ diên”
‘Hữu sự’
trong ‘Trạch tam hữu sự’ “Kinh Thi – Thập nguyệt chi giao”
Tất cả đều nhân một chữ không thành từ thêm vào chữ Hữu
để trợ giúp.)
Để có
được tiết tấu song âm, hoặc để tạo ra đối ngẫu, hiện tượng tuỳ ý gia thêm trợ từ
làm âm đệm là hiện tượng rất phổ biến trong Hán ngữ cổ đại. Diêu Duy Nhuệ đã chỉ
ra chữ Hữu không chỉ có thể thêm ở
danh từ đơn âm mà còn có thể thêm ở trước tính từ, động từ đơn âm.
Thêm
vào trước tính từ như:
Thi – Bội phong – Kích cổ “Ưu tâm hữu sung”
诗 - 邶风 - 击鼓
“ 忧心有忡”
((Nghĩ đến việc tử thương) lòng rười rượi có điều buồn
rầu)
(Theo Kinh Thi sđd, tập 1,
trang 152)
Thêm
vào trước động từ như:
Thi – Bội phong – Tuyền thuỷ “Nữ tử hữu hành”
诗 - 邶风 - 泉水 “女子有行”
(Phận con gái lúc gả đi ra theo chồng)
(Theo Kinh Thi sđd, tập 1, trang 195)
Nguyên tác Trung văn
TÙNG ĐƠN ÂM TIẾT ĐÁO PHỨC ÂM TIẾT
从单音节到复音节
Trong quyển
HÁN NGỮ TỪ HỐI DỮ HOA HẠ VĂN HOÁ
汉语词汇与华夏文化
Tác giả: DƯƠNG LÂM (杨琳)
Ngữ văn xuất bản xã, tháng 7/1996.
(Bản dịch của Huỳnh Chương Hưng)