CỐNG SINH
Thời đại
khoa cử, trong số Sinh viên 生员 (Tú tài 秀才) của các phủ, châu,
huyện, triều đình sẽ chọn những người có thành tích ưu tú, đưa họ vào Quốc tử
giám ở kinh thành học tập, gọi là Cống sinh 贡生.
Ý nghĩa của từ “Cống sinh” tức là cống hiến nhân tài lên hoàng đế. Chế độ Cống
sinh bắt đầu từ thời Nguyên, đời Minh Thanh dần hoàn thiện, nguồn Cống sinh
cũng dẫn mở rộng. Đời Minh, Cống sinh có 4 loại, tức
“Tuế cống” 岁贡 (do
phủ châu huyện mỗi năm hoặc 2 năm chọn 1- 2 người)
“Tuyển cống” 选贡 (do
phủ châu huyện mỗi 3 năm hoặc 5 năm chọn 1 người)
“Ân cống” 恩贡 (nhân
triều đình có hỉ sự mà khai ân được tuyển nhập)
“Nạp cống” 纳贡 (tức
bỏ tiền ra mua tư cách Cống sinh).
Đời Thanh, Cống sinh có 6 loại:
“tuế cống” 岁贡, “ân cống” 恩贡như đời Minh, “ưu cống”
优贡, “lệ cống” 例贡 lần lượt tương đương với “tuyển cống” 选贡, “nạp cống” 纳贡 của đời Minh; ngoài ra còn có “bạt cống” 拔贡 và
“phó cống” 副贡; “bạt cống” 拔贡 từ Sinh viên nhất nhị đẳng của khoa thi ở các tỉnh được
tuyển chọn; “phó cống” 副贡 từ những người ưu tú trong số những người thi rớt
trong kì thi Hương được tuyển chọn, tương đương với “Phó bảng” 副榜của bảng của bảng Cử nhân, cho nên gọi là “phó cống”.
Cống sinh đời Thanh cũng gọi
là “Minh kinh” 明经. Điểm mạnh của Cống sinh so với Tú tài thông thường ở
chỗ vừa giống Tú tài phổ thông có thể tham gia khảo thí khoa cử, khảo được Cử
nhân, Tiến sĩ, đồng thời cho dù khoa cử không đậu, cuối cùng cũng có chức quan
để làm, nhưng nhìn chung không nhiều, làm Tri huyện, Huyện thừa, Giáo luận v.v…
Như tiểu thuyết gia đời Thanh Bồ Tùng Linh 蒲松龄 thi nhiều lần
không đậu, cuối cùng dựa vào thân phận Cống sinh mà được chức quan “Nho học huấn
đạo” 儒学训导, kì thực là hư hàm, phụ trách đốc đạo hiệu phong (coi
sóc phong cách của trường) của huyện.
Nói tóm lại, chế độ Cống sinh đã mở rộng phạm vi từ Tiến sĩ, Cử nhân tiến vào con đường làm quan, là một sự bổ sung tốt đối với chế độ khoa cử.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/5/2022
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的 3.000
个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán 星汉
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010