ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC ĐẠO GIÁO
Kiến
trúc cung quán Đạo giáo vẫn thuộc lĩnh vực kiến trúc cổ Trung Quốc, nhân đó mà
có đặc điểm của kiến trúc cổ Trung Quốc. Nhưng cung quán Đạo giáo lại là kiến
trúc có công dụng đặc thù, cho nên vừa mang đặc điểm khác với các kiến trúc cổ
Trung Quốc khác, lại thể hiện nghĩa lí Đạo giáo.
Nhìn
chung cung quán Đạo giáo toạ bắc triều nam, do tứ hợp viện, tam hợp viện theo
hướng nam bắc triển khai tổ thành quần thể kiến trúc, nghiêm ngặt tuân theo
phương vị Càn nam, Khôn bắc, Li đông, Khảm tây, Tí bắc, Ngọ nam mà sắp xếp. Điện
đường chủ yếu được xây dựng trên tuyến Tí Ngọ làm trung trục, trước cung quán tất
có ảnh bích (1), còn sơn môn (2) tất có ba động môn.
Ngoài
ra, kiến trúc cung quán Đạo giáo về trang trí đa phần dùng đồ dạng vật phẩm tượng
trưng trường sinh bất tử, vũ hoá đăng tiên, cát tường như ý, thí dụ như nhật 日, nguyệt 月, tinh 星, vân 云, sơn 山, thuỷ 水, thạch 石, long 龙, phụng 凤, quy 龟, lộc 鹿, kì lân 麒麟, tùng bá 松柏, linh chi 灵芝, trúc 竹 …
các chữ như phúc 福, lộc 禄, thọ 寿, hỉ 喜, cát 吉, thiên 天, phong 丰, lạc 乐 cùng biến thể của
chúng, còn có thái cực, bát quái v.v…
Đối với việc chọn địa chỉ cung quán, Đạo giáo cũng rất kĩ lưỡng. Nhìn chung đa phần xây dựng tại những nơi có phong cảnh ưu mĩ, những sơn thôn xa chợ búa ồn ào, coi trọng sự dung hợp hài hoà giữa phong cách kiến trúc với hoàn cảnh chung quanh, đồng thời giỏi việc lợi dụng địa thế tự nhiên để xây dựng cung quán.
Chú của người
dịch
1- Ảnh bích 影壁: Cũng gọi là
“chiếu bích” 照壁, “ảnh tường” 影墙,
“chiếu tường” 照墙, là một loại kiến trúc được dựng trước tự miếu, cung
điện, nha môn phủ quan, tức bức tường dùng làm bình phong để phân biệt trong
ngoài, tăng khí thế uy nghiêm tĩnh lặng.
2- Sơn môn 山门: Tức cổng chính của tự viện. Trước đây tự viện đa phần ở sơn lâm, cho nên gọi là “sơn môn” 山门. Về sau tự viện cũng được xây dựng trong thành phố, cũng phiếm xưng là “sơn môn” 山门. Nhìn chung sơn môn có 3 cửa, cho nên cũng gọi là “tam môn” 三门, tượng trưng “tam giải thoát môn” 三解脱门, tức “không môn” 空门, “vô tướng môn” 无相门, “vô tác môn” 无作门. Ta thường gọi là “tam quan”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/5/2022
Nguồn
ĐẠO GIÁO THƯỜNG THỨC ĐÁP VẤN
道教常识答问
Tác giả: Khanh Hi Thái 卿希泰
Vương Chí Trung 王志忠
Đường Đại Triều 唐大潮
Giang Tô cổ tịch xuất bản xã, 1996