QUÁ TRÌNH TIÊU VONG CỦA DÂN TỘC BÁCH VIỆT
TRONG LỊCH SỬ
(kì 2)
(Tưởng Bỉnh Chiêu 蒋炳钊)
Câu Ngô 句吴: Cũng gọi
là 攻
? (*) (Công ?), 攻吴 (Công Ngô), 吴 (Ngô). Trong Sử
kí – Ngô Thái Bá thế gia 史记 - 吴太伯世家 có nói:
Thái Bá chi bôn Kinh man, tự hiệu Câu
Ngô
太伯之犇荆蛮, 自号句吴
(Thái Bá chạy đến vùng Kinh man, tự đặt hiệu là Câu
Ngô)
Nhan Sư
Cổ 颜师古 khi
chú đã dẫn lời trong Hán thư – Địa lí chí
汉书 - 地理志:
“ 句吴” viết: “ 句 âm 钩 , di tục ngữ
chi phát thanh dã, diệc do Việt vi Vu Việt dã.”
“句吴” 曰: “句音钩, 夷俗语之发声也, 亦犹越为于越也.”
(“句吴” là: “ 句âm đọc là 钩 (câu), là phát âm của tộc di, cũng giống như Việt là
Vu Việt vậy)
Khu vực
cư trú của Câu Ngô 句吴, phía đông đến biển, ở lẫn lộn với Việt tộc tại đông nam Thái hồ 太湖; phia nam đến bờ nam thượng du sông Tân An 新安; phía tây đến Bành Lãi 彭蠡,
lân cận với Sở; phía bắc lấy Trường Giang 长江 làm ranh giới, cách sông đối diện với Hoài Di 淮夷ở phía nam. Phạm vi địa vực đại để tương đương với một
bộ phận khu vực Tô nam 苏南, Hoãn nam 皖南 và phía bắc Chiết
Giang 浙江hiện nay (1). Cuối thời Xuân Thu, quật khởi
tại hạ du Trường Giang, từng tham gia vào cuộc đấu tranh tranh bá toàn quốc.
Trong số các dân tộc ở phương nam đương thời, thế lực của Sở và Ngô là lớn nhất,
thế là hai thế lực lớn đó tương tranh, từng phát sinh qua nhiều lần chiến
tranh. Năm 506 trước công nguyên, từng đánh vào Sở đô (tức nay là vùng Kỉ
Vu Việt 于越: Cũng gọi là Đại Việt 大越 và Nội Việt 内越. Khu vực cư trú, theo Quốc ngữ - Việt ngữ 国语 - 越语:
Phía nam đến Câu Ngô 句吴 (lấy thành phố
Lại
theo Viện bảo tàng tỉnh Chiết Giang đối với những nghiên cứu về di chi đồ gốm
có hoa văn của tỉnh này, khu vực phân ra làm 4 hệ thống là bình nguyên Hàng Gia
Hồ 杭嘉湖, bình nguyên Ninh Thiệu 宁绍,
vùng Khâu Lăng 丘陵 Kim Cù 金衢 và thuỷ hệ Âu Giang
瓯江. Trừ diện mạo văn hoá thuỷ hệ Âu Giang tương tự với
Phúc Kiến ra, tổng đặc trưng của ba khu vực kia là tiếp cận nhau. Từ tư liệu khảo
cổ và những ghi chép trong văn hiến, khu vực phân bố của Vu Việt là lấy Thiệu
Hưng, Chiết Giang làm trung tâm, bao gồm có vùng bình nguyên Ninh Thiệu, bình
nguyên Hàng Gia Hồ, và vùng Khâu Lăng Kim Cù. Sau khi Việt diệt Ngô, phạm vi thế
lực của nó còn mở rộng đến đại bộ phận khu vực nguyên của Câu Ngô.
Vu Việt 于越 cuối thời Xuân Thu sau khi quật khởi, từng liên minh với Sở chế ngự Ngô. Đến thời Doãn Thường 允常, giao tranh với Ngô, Doãn Thường chết, con là Câu Tiễn 勾践lập, lại giao tranh với Ngô, bị Ngô Vương Phù Sai 吴王夫差 đánh bại, trở thành phụ dung của nước Ngô. Câu Tiễn thờ Ngô 3 năm, sau khi về nước, nằm gai nếm mật, phát phẫn đồ cường, sau lại diệt Ngô, xưng bá, dời đô đến Lang Da 琅琊. Thời Việt Vương Chu Câu 越王朱句 tại vị, trước sau diệt Đằng 滕, diệt Đàm 郯, sau kế tục nước Ngô trở thành cường quốc ở phía đông nam. Đến thời Việt Vương Ế 越王翳, từ Lang Da 琅琊dời đô đến Ngô 吴 (nay là Tô Châu 苏州). Tiếp đó phát sinh ba đời quân vương tàn sát lẫn nhau, quốc lực từ mạnh xuống yếu. Đến thời Vô Cương 无疆, hưng binh phạt Sở, kết quả bị Sở đánh bại. Năm 334 trước công nguyên, Sở Uy Vương 楚威王 đem binh phạt Việt, giết vương Vô Cương, chiếm hết đất cũ của Ngô đến Chiết Giang. Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 thống nhất lục quốc, lại diệt Sở. Năm 223 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng phái Vương Tiễn 王翦 “bình định vùng đất phía nam Kinh Giang 荆江, khiến Việt Vương đầu hàng, thiết lập quận Cối Kê 会稽” (2). Khu vực Ngô Việt được đặt dưới sự thống trị trực tiếp quận huyện phong kiến của vương triều Tần, là nước bị diệt sớm nhất trong dân tộc Bách Việt và là dân tộc bị nhập vào sự thống trị của vương triều trung ương sớm nhất. ….. (còn tiếp)
Chú của
nguyên tác
1- Lưu Hoà Huệ 刘和惠:
Kinh
2- Sử kí – Tần
Thuỷ Hoàng bản kỉ 史记 - 秦始皇本纪
Chú của người
dịch
*- Ở đây là chữ gồm bên trái là chữ 吾, bên phải là chữ 欠, không biết âm Hán Việt đọc là gì.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 03/4/2022
Nguồn
BÁCH VIỆT SỬ LUẬN TẬP
百越史论集
Chủ biên: Vương Ý Chi
王懿之, Lí Cảnh Dục 李景煜
Vân Nam Dân tộc xuất bản xã, 1989