Dịch thuật: Nguỵ Tương (Tể tướng Trung Quốc)

 

NGUỴ TƯƠNG

          Nguỵ Tương 魏相 (? – năm 59 trước công nguyên), tự Nhược Ông 弱翁. Tể tướng triều Tuyên Đế 宣帝 thời Tây Hán, một trong những hiền tướng. Bệnh mất.

          Nguỵ Tương魏相, người Định Đào 定陶 Tế Âm 济阴 (nay là đông bắc Định Đào 定陶 tỉnh Sơn Đông 山东), sau dời đến ở Bình Lăng 平陵 (nay là tây bắc thành phố Hàm Dương 咸阳 tỉnh Thiểm Tây 陕西). Từ sớm đã nghiên cứu Dịch kinh 易经, đồng thời được nhậm làm Quận tốt sử 郡卒史, sau trúng cử Hiền Lương 贤良, do đối sách cao được nhậm làm Mậu Lăng lệnh 茂陵令. Có một lần, có một vị tân khách của Tang Hoằng Dương 桑弘羊 mạo sung Ngự sử, đến cư trú tại truyền xá trong huyện Mậu, thái độ hung hăng. Điều đó khiến Nguỵ Tương nghi ngờ, bèn cho bắt. Trải qua khảo xét, người này quả thực mạo sung bèn bị xử tử hình. Nhất thời, trong huyện chấn động, tình hình trị an dần chuyển biết tốt.

          Về sau, Nguỵ Tương được thăng nhậm Hà Nam Thái thú 河南太守. Ông cấm chỉ gian tà, chỉnh đồn lại trị, khảo hạch thực chất hiệu quả, khiến cường hào kinh sợ, bách tính thì vô cùng quý mến ông. Thừa tướng đương thời là Điền Thiên Thu 田千秋. Sau khi Điền Thiên Thu bệnh và qua đời, con ông là Vũ khố lệnh 武库令 nhậm Lạc Dương 洛阳 thấy Nguỵ Tương trị chính rất nghiêm minh, phụ thân Điền Thiên Thu mất, không có chỗ dựa, rất lo sợ ngày sau bị tội, bèn tự tiện rời chức trở về Trường An 长安. Đại tướng quân Hoắc Quang 霍光 thì cho rằng Nguỵ Tương có thế lực, Thừa tướng vừa mới chết đã đuổi con của ông ta, lại thêm có người vu cáo Nguỵ Tương lạm sát người vô tội, bèn bắt ông giam vào ngục. Tin tức truyền ra, già trẻ nam nữ quận Hà Nam hơn vạn người bôn tẩu hô hào, tụ tập lại cùng liên danh dâng thư lên kêu oan cho Nguỵ Tương. Cả hai ba ngàn người từ quận Hà Nam được điều đến kinh thành đảm nhậm quan nha thú tốt của triều đình cũng ngăn đường trong thành phố Trường An, thỉnh nguyện Hoắc Quang, bày tỏ tự nguyện kéo dài thêm một năm kì hạn phục dịch để chuộc sự tự do của Nguỵ Tương. Hoắc Quang thấy Nguỵ Tương được lòng dân như thế, đành phóng thích ông. Từ đó về sau, ông trải nhậm các chức Mậu Lăng lệnh 茂陵令, Dương Châu Thứ sử 扬州刺史, Gián đại phu 谏大夫, Hà Nam Thái thú 河南太守.

          Sau khi Tuyên Đế 宣帝lên ngôi, Nguỵ Tương được chuyển làm Đại tư nông 大司农, Ngự sử đại phu 御史大夫. Năm 68 trước công nguyên, Hoắc Quang trường kì nắm giữ triều chính bệnh và qua đời, Tuyên Đế nhậm con ông là Hoắc Vũ 霍禹 làm Hữu tướng quân 右将军, người cháu, con của anh em ông là Lạc Bình Hầu Hoắc Sơn 乐平侯霍山 lĩnh Thượng thư sự 尚书事, anh em dâu rể của ông mỗi người đều có chức vụ quan trọng, lại còn cho phép phu nhân Hoắc Quang cùng các con gái được ra vào cung cấm, thế lực họ Hắc quả là rất lớn. Nguỵ Tương rất lo cho cục diện này, bèn kiến nghị với Tuyên Đế làm suy yếu thế lực họ Hoắc để củng cố hoàng quyền, đề phòng biến cố. Tuyên Đế để cho Nguỵ Tương lấy thân phận Cấp sự trung 给事中 ra vào cung cấm, tham dự triều chính, đồng thời tước đoạt binh quyền của nhà họ Hoắc.  

          Năm sau, Nguỵ Tương được thăng làm Thừa tướng, phong Cao Bình Hầu 高平侯. Nhà họ Hoắc đối với ông vừa giận vừa sợ, mật mưu nguỵ tạo ý chỉ của thái hậu, định trước tiên bắt giết Nguỵ Tương, sau đó phế truất Tuyên Đế. Sau mật mưu bị lộ, Hoắc Vân 霍云, Hoắc Sơn 霍山 tự sát, vợ của Hoắc Quang và Hoắc Vũ bị tru sát. Lúc này Tuyên Đế mới chân chính bắt đầu đích thân xử lí chính vụ, Nguỵ Tương thì tổng lĩnh triều chính, hết lòng phò tá, rất được lòng Tuyên Đế.

          Thời gian ngậm chức Thừa tướng, Nguỵ Tương chủ trương chỉnh đốn lại trị, khảo hạch thành tích thực, đề xuất không ít kiến nghị tốt. Ông làm quan nghiêm chính, lại ham hiểu biết dân tình, thường mệnh lệnh duyện lại cùng những thuộc quan đã nghỉ hưu về quê báo cáo dân tình các nơi, nhân đó, đối với vấn đề trị an, sản xuất, tình hình xã hội của các nơi ông đều nắm rõ. Những quan địa phương nếu như không báo cáo tình hính như thực, ông bèn dâng tấu nói rõ chân tình. Tuyên Đế đối với ông vô cùng coi trọng. Dưới sự phò tá của ông, quốc lực triều Hán mạnh trở lại, trong triều yên định, công khanh xứng với chức vụ, sử xưng là “Hiếu Tuyên trung hưng” 孝宣中兴, ông cũng được liệt vào hàng danh tướng kế sau Tiêu Hà 萧何, Tào Tham 曹参.

          Nguỵ Tương sau 9 năm đảm nhậm chức Thừa tướng, năm 59 trước công nguyên, ông bệnh và qua đời, được truy thuỵ là Hiến Hầu 宪侯.

                                                                  Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 14/4/2022

Nguyên tác Trung văn

NGUỴ TƯƠNG

魏相

Trong quyển

TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ TƯỚNG LỤC

中国历代宰相录

Chủ biên: Dương Kiếm Vũ 杨剑宇

Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 1999

Previous Post Next Post