VÌ SAO HỌ CỔ XƯA NHẤT CỦA TRUNG QUỐC
ĐA PHẦN CÓ CHỮ “NỮ” BÊN CẠNH
Theo tư liệu
Khảo cổ học, trong minh văn đồ đồng thời Tây Chu, có ghi chép đến hai mươi mấy
họ (tính 姓) cổ
xưa, cụ thể bao gồm:
Khương 姜, Diêu 姚, Tự 姒, Cơ 姬, Oa 娲, Tì 婢, Nhâm 妊, Phi 妃, Dư 妤, Doanh 嬴 v.v…
Những họ này
là những họ cổ xưa nhất mà trước mắt có thể khảo chứng được.
Rõ ràng có
thể nhìn thấy, những họ này này đều có một đặc trưng chung, đó là về cơ bản đều
có chữ “nữ” 女 bên
cạnh. Các nhà Văn tự học suy đoán, họ sớm nhất có thể sản sinh vào thời kì xã hội
thị tộc mẫu hệ. Trong xã hội thị tộc mẫu hệ, nhân loại hãy còn ở vào giai đoạn
văn minh săn bắn hái lượm. Đàn ông nhân vì săn bắn, chỗ ở không cố định. Còn phụ
nữ thì chủ yếu hoạt động hái lượm, chỗ ở tương đối cố định. Đồng thời nhân vì
thực hành chế độ quần hôn, không có đối tượng hôn nhân cố định, con cái sinh ra
chỉ biết mẹ mà không biết cha, cả một bộ tộc đều lấy quan hệ huyết thống nữ
nhân làm hạt nhân mà hình thành. Nhân đó đương thời họ sản sinh ra đều có chữ
“nữ” 女 bên cạnh. Đồng thời, họ đương thời không phải là xưng hiệu
của riêng cá nhân hoặc của gia tộc cá biệt, mà là xưng hiệu của cả thị tộc hoặc
bộ lạc.
Bản thân chữ
“tính” 姓 (họ) do chữ “nữ” 女 và chữ
“sinh” 生 tổ
thành, thể hiện rõ ý nghĩa gốc của nó đó là dùng để nói rõ người mang họ đó do
một thị tộc mẫu hệ nào đó sinh ra. Còn như nguồn gốc cụ thể thể của họ, các học
giả khảo cổ suy đoán rằng, rất có khả năng lấy từ địa danh hoặc tên sông phụ cận
mà thị tộc hoặc bộ lạc đó cư trú. Ví dụ như họ “Khương” 姜 là họ của bộ lạc Viêm Đế 炎帝, nguyên do là bộ lạc đó cư
trú bên sông Khương 姜; còn họ “Cơ” 姬 của bộ lạc Hoàng Đế 黄帝, nguyên do là bộ lạc này cư
trú bên sông Cơ 姬.
Trước mắt mà nói, những họ cổ xưa này có y cứ tồn tại, ví dụ như Khương 姜, Diêu 姚, Cơ 姬… Còn có một số họ đã mất y cứ, như Nhâm 妊, Dư 妤, Tự 姒 …
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 04/03/2022
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013