VỊ HOÀNG ĐẾ MÊ CỜ NHÀ LƯU TỐNG THỜI
Tống
Minh Đế 宋明帝 đối
với trình độ đánh cờ của mình không hề biết rõ, hoặc giả nói ông không quan tâm
đến kĩ thuật đánh cờ của mình như người ta. Ông xem hoạt động này là một loại
vui chơi có ích, mà đã là vui chơi thì không màng kết quả mà là gởi gắm vào đó
quá trình của hoạt động. Cho nên, Tống Minh Đế thường triệu đến những kì thủ nổi
danh trong cả nước để đấu với ông.
Đương
thời, người nổi tiếng nhất trong số kì thủ hạng nhất là tài tử phong lưu Vương
Kháng 王抗. Vương Kháng biết, mình đánh cờ cùng với vị thiên tử
nắm đại quyền sinh sát, đương nhiên cần phải lễ nhượng hoàn toàn, không được
đánh thắng. Nhưng điểm cao minh của cao thủ là ở chỗ nhường có chừng mực mà
không lộ dấu vết. Mỗi bàn cờ Vương Kháng đều nhường Minh Đế mấy bước, miệng lại
luôn nói: hoàng đế cao cờ, vi thần không phải là đối thủ. Đương nhiên Minh Đế
nghe không hiểu ý tứ của Vương Kháng, tự cho mình là giỏi, dương dương đắc ý. Từ
đó về sau, Minh Đế đương nhiên càng yêu thích cờ vây, vui với nó mà không hề phế
bỏ.
Sự si
mê cờ vây của Tống Minh Đế tuyệt nhiên không phải là nhất thời hứng khởi, mà quả
thực là có cơ sở chắc chắn. Minh Đế, vị hoàng đế hoàn toàn mê cờ ngoài việc
đánh cờ vây ra, còn luôn độc đáo khác người, từng hạ lệnh thiết lập “vi kì châu
ấp” 围棋州邑, lấy chế độ cửu phẩm trung chính tuyển chọn nhân tài
nhập sĩ để làm mô thức tuyển quan, do cao thủ cờ vây trứ danh đảm nhiệm chức
trưởng quan tối cao Đại trung chính 大中正, Tiểu trung chính 小中正 của “vi kì châu ấp” do ông chỉ định.
Nghĩ lại năm đó, phụ thân của Tống Minh Đế tức Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long 宋文帝刘义隆 ngoài việc nhung mã ra cũng là người si mê cờ vây. Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long thường thích đánh cờ với thần kì thủ Dương Nguyên Bảo 羊元保, đồng thời cũng thường cá cược, chủ động cá cược là một quận. Kết quả, Văn Đế thua, Dương Nguyên Bảo thắng, có được một quận, làm Thái thú quận Tuyên Thành 宣城.
Phụ lục của
người dịch
1-
Tống Minh
Đế Lưu Úc 宋明帝刘彧 là
con thứ 10 của Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long 宋文帝刘义隆, cháu của Tống Vũ Đế Lưu Dụ 宋武帝刘裕, sinh năm 439 và
mất năm 472, vị hoàng đế thứ 7, tại vị từ năm 466 đến năm 472, hưởng niên 34 tuổi,
miếu hiệu Thái Tông 太宗, thuỵ hiệu Minh Đế 明帝.
https://baike.baidu.com/item/%E5%8D%97%E6%9C%9D%E5%AE%8B/913897
https://baike.baidu.com/item/%E5%88%98%E5%BD%A7/3307443
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn22/3/2022
Nguồn
HOÀNG TRIỀU ĐIỂN CỐ KỈ VĂN
皇朝典故纪闻
Tác giả: Hướng Tư 向斯
Bắc Kinh: Trung Quốc văn sử xuất bản xã, 2002