TÀNG THƯ LÂU “THIÊN NHẤT CÁC” ĐƯỢC XÂY DỰNG
VÀO THỜI NÀO
Thiên
Nhất Các 天一阁 là
tàng thư lâu tư nhân của người xưa lưu lại. Văn nhân cổ đại rất thích tàng thư,
điều mà gọi là “hoàng kim tán tận vị thu thư” 黄金散尽为收书 (vàng bạc dùng
hết vì hết để thu thập thư tịch). Nhất là văn nhân làm quan, nhân vì họ có thực
lực kinh tế, thường có không ít một số lượng thư tịch được cất giữ.
Phạm
Khâm 范钦 vào
triều Gia Tĩnh 嘉靖 nhậm
chức Binh bộ Thị lang, sau khi nghỉ hưu, về lại quê nhà Ninh Ba 宁波, vào năm Gia Tĩnh thứ 40 (năm 1561) đã xây dựng Thiên
Nhất Các 天一阁. Sở dĩ lấy tên “Thiên Nhất” 天一,
không phải nhân vì Phạm Khâm quyết tâm xây dựng tàng thư lâu của mình là tàng
thư lâu đệ nhất trong thiên hạ, mà là lấy nghĩa từ cách nói “Thiên nhất sinh
thuỷ” 天一生水 trong
Dịch kinh chú 易经注 của Trịnh Nhiếp 郑燮 đời Hán. Nhân
vì “hoả” là hoạ hoạn lớn nhất của tàng thư lâu, mà “thiên nhất sinh thuỷ”, có
thể lấy thuỷ khắc hoả. Chỉ có điều không ngờ là tên gọi này vô tình ứng với hàm
nghĩa “thiên hạ đệ nhất” 天下第一, Thiên Nhất Các
sau này quả trở thành “thiên hạ đệ nhất tàng thư lâu”.
Nhân vì
cấm chỉ người khác họ vào, nên thư tịch của Thiên Nhất Các không được người
ngoài biết đến, mãi đế năm 1673 (năm Khang Hi 康熙 thứ 12 triều
Thanh), tư tưởng gia cuối Minh đầu Thanh là Hoàng Tông Hi 黄宗羲mới may mắn trở thành người khác họ đầu tiên bước vào.
Từ đó trở đi, Thiên Nhất Các mới tiến vào thời đại tương đối khai phóng, nhưng
vẫn chỉ có một số đại học giả chân chính mới được cho phép đăng các tham quan,
nhân đó đại học giả thời Minh Thanh được vào lấy đó làm vinh hạnh.
Sau này, hoàng đế Càn Long 乾隆 khi xuống chiếu tu soạn Tứ khố toàn thư 四库全书, cháu đời thứ 8 của Phạm Khâm là Phạm Mậu Trụ 范懋柱 đã tiến hiến 638 loại thư tịch được tàng trữ. Thế là hoàng đé Càn Long sắc mệnh đo vẽ thư thư phòng Thiên Nhất Các, khoản thức thư trù, để xây dựng “nam bắc thất các” 南北七阁 (1) nổi tiếng, dùng để tàng trữ bộ Tứ khố toàn thư, Thiên Nhất Các từ đó vang danh cả nước.
Chú của người
dịch
1- Nam bắc thất
các 南北七阁: Tức 7 tàng thư lâu. Tứ khố toàn
thư 四库全书 sau khi hoàn
thành được sao chép thành 7 bộ, lưu giữ tại 7 tàng thư lâu, phía bắc 4 toà,
phía nam 3 toà.
Phía bắc
4 toà phân bố trong nội đình gồm: Văn Tân Các 文津阁, Văn Nguyên Các 文源阁, Văn Uyên Các 文渊阁, Văn Tố Các 文溯阁.
Phía
nam 3 toà là Dương Châu Văn Hối Các 扬州文汇阁, Trấn Giang Văn
Tông Các 镇江文宗阁, Hàng Châu Văn Lan Các 杭州文澜阁.
https://baike.baidu.com/item/%E5%9B%9B%E5%BA%93%E4%B8%83%E9%98%81/4331129
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 13/03/2022
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013