QUÁ TRÌNH TIÊU VONG CỦA DÂN TỘC BÁCH VIỆT
TRONG LỊCH SỬ
(kì 1)
(Tưởng Bỉnh Chiêu 蒋炳钊)
“Bách
Việt” 百越là phiếm xưng nhiều dân tộc ở khu vực đông nam và nam
bộ thời cổ Trung Quốc. Trong lịch sử, các tộc “Bách Việt” từng trước sau kiến lập
quốc gia hoặc được vương triều trung ương phong làm Vương quốc. Những dân tộc
này đều có lịch sử phát triển lâu đời. Theo sự thống nhất toàn quốc của triều Tần,
lịch sử dân tộc Bách Việt phát sinh biến hoá. Có một số dân tộc như Câu Ngô 句吴, Vu Việt 于越 nhập vào sự thống trị của vương triều trung ương sớm
nhất, đến thời Hán Vũ Đế 汉武帝 triều Tây Hán, Nam Việt 南越và
Mân Việt 闽越 trước sau thống nhất. Đến nay, trừ Đài Loan 台湾 ra,
các tộc Bách Việt trên đại lục đều ở dưới sự thống trị trực tiếp của chế độ quận
huyện vương triều trung ương.
Sau khi Hán Vũ Đế thống nhất các tộc “Bách Việt”, tại khu vực Bách Việt từng tiếp nhận chính sách cưỡng bức đồng hoá Việt nhân. Cho nên từ sau thời Tây Hán, danh xưng “Bách Việt” 百越 cùng với những ghi chép về những hoạt động của Việt nhân dần giảm thiểu, đã bắt đầu dần đi đến chỗ tiêu vong. Còn tại khu vực phân bố Bách Việt, hiện tại hãy còn có một số ít dân tộc thiểu số, mối quan hệ giữa họ như thế nào? Nghiên cứu mối quan hệ dân tộc cổ kim, không chỉ là nghiên cứu nội dung dân tộc sử của Bách Việt, mà đồng thời cũng là tìm hiểu vấn đề nguồn gốc lịch sử của một số dân tộc thiểu số phương nam trước mắt mà cần phải giải quyết. Bài viết này chỉ là trên cơ sở nghiên cứu của tiền nhân, trình bày một cách giản yếu sự tiêu vong của dân tộc Bách Việt cùng với mối quan hệ của các dân tộc thiểu số hiện đại.
Trong Lữ Thị Xuân Thu – Thị quân 吕氏春秋 - 恃君 đầu
tiên đề xuất từ “Bách Việt”:
Dương Hán chi nam, Bách Việt chi tế
扬汉之南, 百越之际
(Phía nam Dương, Hán là nơi cư trú của tộc Bách Việt)
Trong Hán thư – Địa lí chí 汉书 - 地理志, Nhan Sư Cổ 颜师古chú dẫn lời của Thần
Toản 臣瓒:
Tự Giao Chỉ chí Cối Kê, thất bát thiên lí,
Bách Việt tạp xứ, các hữu chủng tính.
自交趾至会稽, 七八千里, 百越杂处, 各有种姓
(Từ
Giao Chỉ đến Cối Kê, bảy tám ngàn dặm, là nơi chủng Bách Việt cư trú, mỗi chủng
đều có họ riêng)
Một khu
vực rộng lớn phía đông nam và phía nam, “Bách Việt tạp xứ, các hữu chủng tính”,
rốt cuộc “Bách Việt” bao gồm những tộc nào, đều không có ghi chép rõ ràng. Gọi
là “bách” trong “Bách Việt”, các học giả từ đời Hán trở về sau đều có nói đến,
nó là phiếm xưng nhiều dân tộc. Trong Hán
thư – Cao Đế kỉ 汉书 - 高帝纪, Nhan Sư Cổ 颜师古 chú
thích “Bách Việt” 百越 đã dẫn
lời của Phục Kiền 服虔:
Phi nhất chủng, nhược kim ngôn Bách Man
dã.
非一种,
若今言百蛮也
(Không
phải một chủng, cũng như ngày nay nói Bách Man vậy)
Cao Dụ 高诱 khi chú Lữ Thị
Xuân Thu – Thị quân 吕氏春秋 - 恃君, giải thích
“Bách Việt” 百越là:
Việt hữu bách chủng
越有百种
(Tộc việt có trăm chủng)
Trong Văn tuyển – Quá Tần luận 文选 - 过秦论, Lí Thiện 李善 chú dẫn lời trong Âm nghĩa 音义:
Bách Việt phi nhất chủng, nhược kim ngôn
Bách Man dã.
百越非一种, 若今言百蛮也
(Bách Việt không phải là một chủng, cũng như ngày nay nói Bách Man vậy)
Trong
các điển tịch thời Tiên Tần, gọi là “bách” 百
cũng thường thấy có nhiều ghi chép, nhưng nó không phải là một thực từ, có người
cho rằng dùng để biểu thị ý nghĩa “toàn bộ”, “hoàn toàn”. Trong Việt Sử tùng khảo 越史丛考 của Mông Văn
Thông 蒙文通 cũng cho rằng:
Bách Việt phi đơn nhất tộc xưng, nhi thị nhất
cá đa dân tộc đích phiếm xưng.
百越非单一族称, 而是一个多民族的泛称.
(Bách
Việt không phải là tộc xưng đơn nhất, mà là phiếm xưng nhiều dân tộc)
Rốt cuộc
có bao nhiêu, cũng chưa nói rõ.
Danh
xưng “Bách Việt” xuất hiện vào vãn kì thời Chiến Quốc. Trước đó, trong các điển
tịch Tiên Tần như
Nam Việt 南越, Việt Thường
越裳, Lạc Việt 骆越, Âu Việt 瓯越, Âu Cai 瓯隑, Âu Nhân 欧人, Thả Âu 且瓯, Cung Nhân 供人, Hải Dương 海阳, Mục Thâm 目深, Phù Tồi 扶摧, Cầm Nhân 禽人, Thương Ngô 苍梧, Man Dương 蛮扬, Dương Việt 杨越, Quế Quốc 桂国, Tây Âu 西瓯, Tổn Tử 损子, Sản Lí 产里, Hải Quý 海癸, Cửu Khuẩn 九菌, Kê Dư 稽余, Bộc Câu 仆句, Tỉ Đới 比带, Câu Ngô 区吴.
Ở đây
cũng chỉ có hơn 20 danh xưng. Gần đây. La Hương Lâm 罗香林trong
Trung Hạ hệ thống trung chi Bách Việt 中夏系统中之百越
có nêu 17 dân tộc “Bách Việt” gồm:
Ư (Vu) Việt 於 (于) 越. Âu Việt 瓯越, Mân Việt 闽越, Đông Đề 东鯷, Dương Việt 扬越, Sơn Việt 山越,
Có người
cho rằng nên bao gồm cả Câu Ngô 句吴, Can Việt 干越. Có thể thấy, “Bách Việt” không phải là “bách chủng”,
mà là phiếm xưng đa dân tộc. Hơn nữa, theo sự phát triển của lịch sử, có danh
xưng sớm đã bị mất, có danh xưng trước mắt vẫn chưa thể khảo cứu.
Muốn
tìm hiểu sự tiêu vong của dân tộc Bách Việt, trước tiên cần phải có sự nhận thức
đại thể về lịch sử dân tộc Bách Việt cùng phạm vi phân bố. Căn cứ vào văn hiến
và tư liệu khảo cổ, nguồn gốc chủ yếu của các tộc bách tộc đến từ cư dân bản địa
vào thời kì cuối thời đại đồ đá mới, do bởi khu vực cư trú gần nhau, điều kiện
địa lí đại để cũng tương đồng, cho nên biểu hiện ở các phương diện trong tập tục
sinh hoạt có nhiều đặc trung chung, ví dụ như “ấn văn đào văn hoá” 印纹陶文化 (văn
hoá đồ gốm có hoa văn) được giới khảo cổ thừa nhận, chính là một trong những đặc
trưng chung của văn hoá dân tộc Bách Việt. Lí Bá Khiêm 李伯谦 trong Ngã quốc nam phương kỉ hà ấn văn đào di tồn
đích phân khu phân kì cập hữu quan vấn đề 我国南方几何印纹陶遗存的分区分期及有关问题 (1) , đã đem
những di tồn gốm có hoa văn hình học phân làm 7 khu vực:
- Ninh
trấn khu 宁镇区 (bao
gồm Hoãn
- Thái
Hồ khu 太湖区 (bao
gồm khu vực vịnh Hàng Châu 杭州)
- Cám
Bà khu 赣鄱区 (lấy hồ Bà Dương 鄱阳
của Cám Dương 赣江làm trung tâm)
- Hồ
Nam khu 湖南区 (chung
quanh Động Đình hồ 洞庭湖cùng khu vực phía nam)
- Lĩnh
Nam khu 岭南区 (bao
gồm Quảng Đông 广东 và
phía đông Quảng Tây 广西)
- Mân
Đài khu 闽台区 (bao
gồm Phúc Kiến 福建, Đài Loan 台湾và phía nam Chiết
Giang 浙江)
- Việt
Đông Mân
Những
phân khu này đại để phù hợp với những khu vực hoạt động của các tộc Bách Việt
trong những ghi chép ở sử thư thời Chiến Quốc, Tiên Tần. Trong buổi thảo luận học
thuật về đồ gốm có hoa văn ở khu vực Giang Nam được triệu khai vào năm 1978, những
người tham dự cho rằng văn hoá này khởi nguồn từ cuối thời đại đồ đá mới, phát triển vào thời
Thương Chu và suy tàn vào thời Chiến Quốc Tần Hán. Lịch sử phát sinh và phát
triển “ấn văn đào văn hoa” đại để phù hợp với lịch sử phát sinh, phát triển và
tiêu vong của dân tộc Bách Việt. Lấy đó làm căn cứ, chúng tôi cho rằng thời kì
Chiến Quốc Tần Hán “Bách Việt nên bao gồm cả Câu Ngô 句吴,
Vu Việt 于越, Đông Âu 东瓯, Mân Việt 闽越, Nam Hải 南海, Nam Việt 南越, Tây Âu 西瓯, Lạc Việt 骆越, đông di 东夷ở Đài Loan , Sơn Việt
山越 cùng
Điền Việt 滇越 ở
trên cao nguyên Vân Quý. Có một số khu vực, như Việt nhân của vùng Hồ
Chú của
nguyên tác
1- Lí Bá Khiêm 李伯谦: Ngã quốc nam phương kỉ hà ấn văn đào di tồn đích phân khu phân kì cập hữu quan vấn đề 我国南方几何印纹陶遗存的分区分期及有关问题, “Bắc Kinh Đại học học báo” 1981 niên đệ 1 kì.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/3/2022
Nguồn
BÁCH VIỆT SỬ LUẬN TẬP
百越史论集
Chủ biên: Vương Ý Chi
王懿之, Lí Cảnh Dục 李景煜
Vân Nam Dân tộc xuất bản xã, 1989