LÃO TƯỚNG TÁM MƯƠI TUỔI TRỪ GIAN
Trương Giản Chi 张柬之 được Địch Nhân Kiệt 狄仁杰tiến cử lên Võ Tắc Thiên 武则天, về sau trở thành vị Tể tướng nổi tiếng. Trong thời gian đó, nhân lúc Võ Tắc Thiên về già bệnh nặng, đã phát động chính biến, phục tịch lại quốc hiệu triều Đường.
Võ Tắc
Thiên về già sủng hạnh hai gả trai lơ là anh em Trương Dịch Chi 张易之, Trương Xương Tông 张昌宗.
Hai người này thường hầu hạ bên cạnh Võ Tắc Thiên, tìm mọi cách lấy lòng bà, đồng
thời, lấy Võ Tắc Thiên làm chỗ dựa, tham tang uổng pháp, vượt lên trên cả quần
thần. Quần thần nhân vì Võ Tắc Thiên bênh vực hai anh em nên không biết làm
cách nào.
Võ Tắc
Thiên sủng hạnh Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông còn hơn cả con cháu cốt nhục
của mình. Con của bà là Lí Hiển 李显, tuy quý là thái tử,
nhưng lại bị giam lỏng nơi đông cung, không cách gì tham gia triều chính. Lí Hiển
nhu nhược vô năng, rất sợ Võ Tắc Thiên. Ngày nọ, hai người con chưa đến tuổi vị
thành niên của Lí Hiển ngầm nghị luận về Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông,
không ngờ bị Võ Tắc Thiên biết được, truy vấn Lí Hiển, Lí Hiển sợ đến nỗi sau
khi về đông cung bắt người hai con của mình uống thuốc độc tự tận.
Năm Thần
Long 神龙nguyên niên (năm 705), lúc Võ Tắc Thiên bệnh nặng, bà
ta chỉ cho hai anh em Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông bên cạnh, đem mọi việc
giao hết cho hai anh em xử lí, không cho đại thần đến gần. Các đại thần lo sợ
hai anh em thiện quyền soán vị, nóng ruột trù tính đối sách. Tể tướng Trương Dịch
Chi năm đó tuổi đã 80 quyết tâm ra mặt tổ chức sách lược trừ nhị Trương. Trước
tiên ông cá biệt làm công tác của thủ vệ hoàng cung Ngự lâm quân, liên lạc võ
tướng, sau đó tái liên lạc các đại thần chính trực trong cung, thương nghị làm
cách nào, nhưng ai cũng không dám gánh tội danh “phạm thượng”. Thế là quyết định
bức thái tử ra mặt, lấy danh nghĩa thái tử hiệu triệu nội ngoại cung đình.
Thời
gian ước định đã tới, Trương Giản Chi và võ tướng thống lĩnh hơn 500 Ngự lâm
quân đến Huyền Vũ Môn 玄武门ngoài cung đình, đồng
thời trước tiên phái nhóm Lí Đa Tộ 李多祚đến đông cung
nghinh đón thái tử. Nhưng thái tử Lí Hiển nghĩ đến mấy anh em của mình nhân vì
phản đối Võ Tắc Thiên mà bị giết chết, sợ đến nỗi lục thần vô chủ không dám quyết
đoán. Lí Đa Tộ mấy lần thỉnh cầu , đồng thời thống thiết trình bày lợi hại: Nếu
kéo dài làm lỡ thời cơ thì sẽ không kịp. Việc đã đến nước này, nếu thất bại,
không chỉ mất hết cơ nghiệp của tổ tiên, mà ngay cả tính mệnh thân gia của thái
tử và quần thần cũng đều khó bảo toàn, hậu quả không thể tưởng.
Thái tử
không còn cách nào, theo Lí Đa Tộ đến Huyền Vũ Môn. Thế là dưới sự lãnh đạo của Trương Giản Chi, mọi người
đã xông thẳng vào tẩm cung của Võ Tắc Thiên. Trương Dịch Chi và Trương Xương
Tông thấy Trương Giản Chi đến, đang định chống cự, binh sĩ xông lên chém chết
hai người. Võ Tắc Thiên bên trong nghe tiếng động, định trở mình ngồi dậy,
Trương Giản Chi tiến đến tấu báo:
- Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông mưu phản,
chúng thần phụng mệnh thái tử đã giết chết nghịch tặc.
Võ Tắc
Thiên ngã vật ra đất. Đợi khi tỉnh lại, bà truy vấn thái tử:
- Sự việc này có phải thái tử xui xử?
Lí Hiển
gật đầu thừa nhận. Võ Tắc Thiên tuy rất giận các đại thần giết chết nhị Trương,
nhưng do bởi làm theo ý chỉ của thái tử, nên cũng không cách nào giáng tội các
đại thần.
Các đại thần thừa cơ dâng lời, khuyên Võ Tắc Thiên truyền vị cho thái tử. Võ Tắc Thiên bệnh ngày càng nặng, đành nhường ngôi vị cho thái tử. Nhóm Trương Giản Chi mượn lưc lượng hoàng quyền của thái tử, lại nhanh chóng tiêu diệt bằng đảng của Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông, ổn định cục thế.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/3/2022
Nguyên tác Trung văn
BÁT THẬP LÃO TƯỚNG XẢO TRỪ GIAN
八十老相巧除奸
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CỐ SỰ (tập 5)
中国历史故事
Biên soạn: Sơ Dương Tả Tả 初阳姐姐
Trường Xuân: Cát Lâm văn sử xuất bản xã, 2015