XUÂN CÁC TRÙNG HOÀI BỒI TIẾU KIỂM (401)
春閣重懷陪笑臉
Nơi gác xuân, lấy vẻ mặt tươi cười để che giấu nỗi u buồn uất kết trong lòng
Trùng hoài 重懷/重怀: Đúng ra phải đọc là “trọng hoài”, chỉ nỗi u buồn uất
kết trong lòng. Trong Hậu Hán thư – Chất
Đế kỉ 后汉书 - 质帝纪 có
câu:
Ngụ mị vĩnh thán, trọng hoài thảm kết
寤寐永叹重怀惨结
(Lúc thức lúc ngủ luôn than thở, nỗi đau buồn uất kết
trong lòng)
Chữ 重 có 2
âm đọc:
- Bính
âm zhòng, âm Hán Việt là
“trọng” có nghĩa là nặng.
- Bính âm chóng, âm
Hán Việt là “trùng” có nghĩa là lặp lại.
Theo https://www.dancihu.com/hycd/z/z338973.htm
từ 重懷/重怀có binh âm là zhòng huái, nên
âm Hán việt là “trọng hoài”.
Bản Chinh phụ ngâm của Vân Bình Tôn Thất Lương cũng phiên âm là “trùng”.
Bồi tiếu kiểm 陪笑脸 (viết đúng là 赔笑脸): ý nói lấy vẻ mặt tươi cười để khiến cho đối
phương nguôi giận hoặc vui lòng. Phân tích 2 chữ 陪/赔 (bồi):
Bồi 陪: Đi cùng, theo làm bạn.
Thường dùng để biểu thị hành vi động tác tiến hành cùng với đối tượng, như “bồi đồng” 陪同 (đi cùng), “bồi khách” 陪客 (tiếp khách) “bồi sàng” 陪床(hầu hạ làm bạn bên giường), “bồi độc” 陪读 (học với nhau) “bồi thẩm” 陪审 …
Bồi 赔: Bồi thường, đáp lại. Thường
dùng để biểu thị hành vi đơn hướng, tức hành vi của một phương hướng đến một
phương khác, như “bồi thường” 赔偿, “bồi khoản” 赔款 (tiền đền bồi), “bồi thoại” 赔话 (nói lời xin lỗi).
“Bồi tiếu” là
hành vi đơn phương, hướng đến đối phương khác, nên Hiện đại Hán ngữ từ điển 现代汉语词典 viết là 赔笑mà không viết là 陪笑 . “Bồi tiếu” 赔笑 cũng có thể nói “bồi tiếu
kiểm” 赔笑脸.
Theo ý riêng, trong Chinh
phụ ngâm ở câu 401 này, chinh phụ mượn vẻ mặt tươi cười để che giấu nỗi u
buồn uất kết trong lòng, nên viết 赔 đúng hơn.
Bản Chinh phụ ngâm của Vân Bình Tôn Thất
Lương cũng in là 陪.
Câu 401 bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm diễn ca” tương
truyền của Đoàn Thị Điểm là:
Gác hương nọ
mơ màng vẻ mặt (345)
Bản Chinh phụ ngâm khúc của Vân Bình Tôn Thất Lương, nxb Tân Việt, in
năm 1953 là:
Gác NGUYỆT nọ mơ MÒNG vẻ mặt
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 20/02/2022