KHỞI NGUYÊN CỦA NGUYÊN TIÊU TIẾT
Nguyên
tiêu tiết 元宵节 đã
có lịch sử hơn 2000 năm. Nguyên tiêu tiết còn gọi là “Đăng tiết” 灯节hoặc “Đăng tịch” 灯夕.
Thời Bắc Nguỵ, Đạo giáo đốc tín “Tam nguyên thần” 三元神,
trong đó bao gồm “Thượng nguyên Thiên quan 上元天官 (Thiên Quan Đế
Quân 天官帝君)”, “Trung nguyên Địa quan 中元地官 (Địa Quan Đại Đế
地官帝君)” và “Hạ nguyên Thuỷ quan 下元水官 (Thuỷ Quan Đại
Đế) 水官大帝” “Tam vị linh thần”. Sinh nhật của họ lần lượt là rằm
tháng Giêng, rằm tháng Bảy và rằm tháng Mười, cho nên rằm tháng Giêng cũng gọi
là “Thượng nguyên tiết” 上元节. Cũng có người cho
rằng, đó là một loại tế điển của cung đình đời Hán diễn biến mà ra.
Rằm
tháng Giêng là tiết nhật nhiều màu sắc dân gian, cũng là ngày cuối cùng của
“Xuân tiết” 春节, từ đó về sau tất cả đều trở lại trạng thái thường
ngày, cho nên dân gian nhiệt liệt chúc mừng, nên gọi là “Tiểu quá niên” 小过年.
Nguyên
tiêu tiết trong lịch sử hơn 2000 năm của Trung Quốc, cũng gọi là “Nguyên tịch
tiết” 元夕节. Theo tập tục cổ đại Trung Quốc, “nguyên” 元 chỉ trăng đang lúc tròn, trong một năm có “Tam
nguyên” ; “tiêu” 宵 là đêm, cho nên Nguyên tiêu cũng có nghĩa là đêm
trăng tròn đầu tiên của năm.
Theo khảo
chứng, lai lịch của Nguyên tiêu, có thuyết cho là có liên quan đến việc tế tự
“Thái Nhất Thần” 泰一神. Thái Nhất Thần cũng gọi là “Thái Ất Thần” 太乙神, chủ tể gió mưa, đói kém, ôn dịch của nhân gian.
Nguyên tiêu tiết sớm nhất, khởi nguyên vào khoảng thời Tần Hán. Theo ghi chép
có liên quan, cuối đời Tần đã có thuyết “rằm tháng Giêng thắp đèn tế tự Thái Ất
Thần của Đạo giáo”. Có thể thấy Nguyên tiêu tiết từ phong tục dân tộc”kính thần
tống niên” 敬神送年 diễn biến mà
ra.
Tương
truyền, Hán Vũ Đế 汉武帝 (năm
179 – năm 157 trước công nguyên) để chúc mừng Chu Bột 周勃
dẹp được loạn họ Lữ 吕 vào
ngày rằm tháng Giêng, đã đại xá thiên hạ, phổ thiên đồng khánh. Mỗi khi gặp đêm
này, tất xuất cung du ngoạn vui cùng dân gian. Vào thời cổ, tháng Giêng còn gọi
là “Nguyên nguyệt” 元月, Hán Văn Đế 汉文帝lấy rằm tháng Giêng
định làm Nguyên tiêu tiết, đêm đó gọi là “Nguyên tiêu” 元宵.
Trong thời gian đó, đèn màu các kiểu các dạng thiên kì bách quái treo khắp đường
lớn ngõ nhỏ. Tương truyền đến khoảng niên hiệu Vĩnh Bình 永平thời Hán Minh Đế 汉明帝
triều Đông Hán, bắt đầu có tập quán thả đèn nơi đầu phố. Từ đó trở đi, rằm
tháng Giêng Nguyên tiêu tiết cũng được gọi là “Đăng tiết” 灯节.
Hán Vũ
Đế sáng lập “Thái sơ lịch” 太初历, tiến thêm một bước
khẳng định tính trọng yếu của Nguyên tiêu tiết. Theo truyền thuyết, Hán Vũ Đế từng
bị bệnh lâu ngày không khỏi, sau khi cầu trợ Thái Ất Thần đã có kì tích trị khỏi
bệnh, bèn vào năm Nguyên Đỉnh 元鼎 thứ 5 (năm 122 trước
công nguyên) bắt đầu lập từ đàn Thái Ất để tế tự, mỗi khi gặp rằm tháng Giêng
đăng hoả tế tự long trọng suốt đêm tới sáng, từ đó hình thành tập tục treo đèn
kết hoa vào Nguyên tiêu tiết. Từ thời Tuỳ, Đường, Tống trở đi, càng cực thịnh một
thời. Trong Tuỳ thư – Âm nhạc chí 隋书 - 音乐志 có
chép:
Mỗi đương Chinh nguyệt, vạn quốc lai triều,
lưu chí thập ngũ nhật vu Đoan Môn ngoại Kiến Quốc Môn nội, miên cắng bát lí, liệt
hí vi hí trường, tham gia ca vũ giả túc đạt sổ vạn, tùng hôn đạt đán, chí hối
nhi bãi.
每当正月, 万国来朝, 留至十五日于端门外建国门内, 绵亘八里, 列戏为戏场 参加歌舞者足达数万, 从昏达旦, 至晦而罢.
(Mỗi
khi đến tháng Giêng, vạn quốc lai triều, lưu lại đến ngày rằm bên ngoài Đoan
Môn bên trong Kiến Quốc Môn, kéo dài tám dặm, bày các nơi vui chơi, người tham
gia ca múa có đến mấy vạn, từ suốt đêm đến sáng, kéo dài đến cuối tháng mới
thôi)
Thời Nam Bắc triều, hoạt động vui chơi Nguyên tiêu càng náo nhiệt hơn đời Hán, Giản Văn Đế 简文帝 nhà Lương từng làm “Liệt đăng phú” 列灯赋, miêu tả cảnh tượng treo đèn Nguyên tiêu ….. (còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/02/2022
Nhâm Dần Nguyên tiêu tiết
Nguồn
TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ TINH TUÝ
中国民俗文化精粹
Chủ biên: Vương Lệ Na
Bắc Kinh: Tuyến trang thư cục, 2016.