“SÀNG” Ở CÂU “SÀNG TIỀN MINH NGUYỆT
QUANG” TRONG
THƠ LÍ BẠCH CÓ PHẢI CÙNG VỚI SÀNG HIỆN NAY LÀ MỘT
Ngàn
năm nay, bài Tĩnh dạ tư 静夜思của Lí Bạch 李白luôn được xem là đệ nhất “tư hương thi” 思乡诗của Trung Quốc, rất khoái chá nhân khẩu. Trong giới học
giả, về chữ “sàng” 床 trong bài thơ đó có phải là sàng 床 (giường)
mà như chúng ta hiện nói, lai lịch hiện tồn tại những ý kiến khác nhau.
Một số
học giả đề xuất, về kiến trúc thời Đường, môn 门 (cửa) là tấm
ván rất nhỏ, không thấu sáng; song 窗 (cửa sổ) cũng vô cùng nhỏ, ánh sáng trăng rất khó mà lọt
vào trong nhà, nhất là khi cửa sổ còn phất lên một lớp giấy. Việc Lí Bạch có thể
ngẩng đầu nhìn trăng sáng dường như là không thể, nhân đó họ suy đoán Lí Bạch
lúc bấy giờ thực ra là đang ở trong sân. Lí Bạch rõ ràng là không đem cái sàng
(giường) chân chính khiêng ra ngoài sân để nằm, thế là họ cho rằng, sàng trong
câu thơ kì thực là Hồ sàng 胡床.
Hồ
sàng, thực tế hoàn toàn không phải là chiếc giường, mà là một loại ghế thấp có
thể xếp lại được. Loại Hồ sàng này vào thời Hán từ Tây vực truyền vào Trung Quốc,
nhân vì từ người Hồ truyền đến nên cũng gọi là “Hồ sàng”. Khi Hồ sàng vừa mới
truyền vào Trung Quốc, người Hán trong nhà vẫn quen ngồi dưới đất. Chỉ có khi
nào ở trong sân, mặt đất quá dơ, trên đá thì lại lạnh, nên mới ngồi trên Hồ
sàng. Do bởi Hồ sàng có thể xếp, trong sân ngồi xong thì xếp lại nên tương đối
tiện lợi. Thời Đường, loại Hồ sàng này đã tương đối phổ biến, nhân đó khả năng
tính Lí Bạch trong sân hoặc ngồi trên Hồ sàng hoặc đứng bên cạnh Hồ sàng mà viết
ra bài Tĩnh dạ tư là tương đối lớn.
Một
công năng khác của Hồ sàng là khi hành quân đánh trận, được dùng làm công cụ
lâm thời ngồi nghỉ của các quan viên chỉ huy cao cấp. Trong sử tịch hời Nguỵ Tấn
Nam Bắc Triều, thường thấy ghi chép việc các tướng soái trong chiến tranh sử dụng
loại gia cụ này. Như trong Tam quốc chí –
Nguỵ thư 三国志 - 魏书có nói, năm đó khi Tào Tháo 曹操tây
chinh, từng ngồi trên Hồ sàng chỉ huy quân đội qua sông. Ngoài ra, hoàng tộc cổ
đại, đạt quan quý hộ khi ra ngoài săn bắn cũng thường sai nô bộc mang theo Hồ
sàng để lâm thời sử dụng.
Thêm nữa,
ngoài việc đem “sàng” trong câu thơ giải thích là Hồ sàng ra, còn có học giả
cho rằng, “sàng” 床 trong câu thơ là “tỉnh sàng” 井床,
tức “tỉnh lan” 井栏 (thành
giếng, lan can giếng). Nhân vì trong mắt người xưa “tỉnh” 井 (giếng) đại biểu cho quê hương, cho nên có câu
“bối tỉnh li hương” 背井离乡 (xa
rời quê hương). Do bởi “tỉnh” 井 (床sàng) mà nhớ đến quê nhà cũng là việc hợp với thường
tình.
Nhưng dù nói như thế nào đi nữa, đa số người vẫn quen đem “sàng” 床trong câu thơ giải thích là “giường”. Suy cho cùng, sự tưởng tượng của mọi người đối với ý tượng chỉnh thể của bài thơ này đã cố định hoá.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 12/01/2022
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013