“NHẠC PHỦ THI TẬP”
TỔNG TẬP CA TỪ NHẠC PHỦ
Nhạc phủ thi tập 乐府诗集là bộ tổng tập thi ca nổi tiếng bao gồm ca từ nhạc phủ cổ đại Trung Quốc kế tiếp sau Thi kinh – Phong 诗经 - 风, do Quách Mậu Thiến 郭茂倩 đời Tống biên soạn, là bộ thu thập ca từ nhạc phủ hoàn bị nhất hiện tồn. Bộ này thu tập rất rộng, các loại có tổng tự, mỗi khúc có đề giải. Đề giải dẫn nhiều tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, khảo cứ nghiêm túc.
Danh xưng biến
thi thể của cơ cấu quan phương
Nhạc phủ
lúc ban đầu chỉ cơ cấu quan phương quản lí âm nhạc, cơ cấu này vào thời Tiên Tần
đã có, còn chính thức mệnh danh là “Nhạc phủ” 乐府thì
bắt đầu từ thời Tần, thời Hán gọi theo danh xưng của thời Tần. Đến thời Hán Vũ
Đế, quy mô và chức năng của cơ cấu nhạc phủ đểu được mở rộng, nhiệm vụ cụ thể
bao gồm chế định nhạc phổ, huấn luyện nhạc công, thu tập dân ca cùng chế tác ca
từ … Nguồn gốc âm nhạc nhạc phủ đương thời đến từ 3 nguồn:
- Một bộ
phận văn nhân chuyên môn sáng tác, dùng trong những điển lễ của triều đình,
tính chất của nó tương đồng với “tụng” trong Thi kinh.
- Một bộ
phận thu tập từ dân gian.
- Cũng
có một bộ phận đến từ âm nhạc Tây vực, chủ yếu dùng diễn xướng trong trường hợp
phổ thông.
Trong Hán thư – Nghệ văn chí 后汉书 - 艺文志 có
nói, kẻ thống trị thu tập ca dao dân
gian có mục đích “quan phong tục tri hậu bạc” 观风俗知厚薄 (quan sát phong tục, biết được việc tốt xấu của dân sinh cùng sự được
mất của việc thực thi chính trị), điều này e là sự giải thích thêm mĩ hoá theo
lí tưởng Nho gia, kì thực chủ yếu là để vui chơi.
Người đời Hán đem thơ nhạc phủ phối nhạc để diễn xướng gọi là “ca thi” 歌诗, loại ca thi này từ thời Nguỵ Tấn trở về sau cũng xưng là “nhạc phủ thi” 乐府诗, nói tắt là “nhạc phủ” 乐府. Đến thời Đường, một số nhạc phổ thi ca tuy sớm đã thất truyền, nhưng hình thức của loại này lại vẫn theo như cũ, trở thành một thể tài thi ca gần với ngũ thất ngôn cổ thể thi, không có cách luật nghiêm cách, nổi tiếng nhất như Lệ nhân hành 丽人行, Binh xa hành 兵车行 của Đỗ Phủ 杜甫, Trường hận ca 长恨歌, Tì bà hành 琵琶行của Bạch Cư Di 白居易… đều là thiên mục được sáng tác dưới tình huống không có nhạc phủ khúc, được gọi là “tân nhạc phủ” 新乐府.
Ca từ dân
gian trân quý nhất
Niên đại
nhạc phủ mà Nhạc phủ thi tập thu lục
rất rộng, trên là ca dao thời Ngu Thuấn, dưới đến Tân nhạc phủ thời Đường, tổng cộng soạn 100 quyển, 5389 bài nhạc phủ
thi. Nhạc phủ thi tập khiến cho một số
lượng lớn thi ca được bảo tồn và lưu truyền, cung cấp phương tiện cực lớn cho
người đời sau nghiên cứu nhạc phủ thi. Tứ
khố toàn thư tổng mục đề yếu 四库全书总目提要 ca ngợi bộ sách này là “trưng dẫn hạo bác, viên cứ
tinh thẩm. Tống dĩ lai … (1) nhạc phủ giả vô năng xuất kì phạm vi” 征引浩博, 援据精审. 宋以来…(1)乐府者无能出其范围 (trưng dẫn nhiều
nguồn tài liệu khác nhau, nêu chứng cứ chu đáo tỉ mỉ. Từ thời Tống trở về sau,
những người khảo cứu nhạc phủ đều không ra khỏi phạm vi của nó), Người đời sau
khi khảo cứu nhạc phủ thường dựa đó . Nhưng sự tích tác giả Quách Mậu Thiến người
triều Tống lại mù mịt khó khảo cứu. Tứ khố
toàn thư tổng mục 四库全书总目xưng:
Mậu Thiến vi Thị độc học sĩ Quách Bao chi tôn, Nguyên Trung chi tử, kì
sĩ lí vị tường. Bản Hồn Châu Tu Thành (kim Sơn Đông Đông Bình huyện) nhân, thử
bản đề viết Thái Nguyên, cái thự quận vọng dã.
茂倩为侍读学士郭褎之孙, 源中之子, 其仕履未详. 本浑州须城 (今山东东平县)人, 此本题曰太原, 盖署郡望也.
(Quách Mậu Thiến là cháu của
Thị độc học sĩ Quách Bao, con của Trung Nguyên, hoạn lộ không rõ. Vốn người Tu
Thành, Hồn Châu (nay là huyện Đông Bình, Sơn Đông), bản này đề là Thái Nguyên,
có lẽ ghi nơi phát nguyên của vọng tộc)
(còn tiếp)
Chú của người
dịch
1- Trong nguyên tác, ở đoạn này thiếu chữ “khảo” 考. Đầy đủ là “Tống dĩ lai khảo nhạc phủ giả vô năng xuất kì phạm vi” 宋以来考乐府者无能出其范围.
https://www.wiki.zh-cn.nina.az/%E9%83%AD%E8%8C%82%E5%80%A9.html
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 13/01/2022
Nguyên tác Trung văn
NHẠC PHỦ CA TỪ TỔNG TẬP
“NHẠC PHỦ THI TẬP”
乐府歌辞总集
“乐府诗集”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản 2019