KIM VI SÂM DỮ THƯƠNG (377)
今為參與商
Mà nay là như sao Sâm với sao Thương
Sâm dữ Thương 參與商/参与商: Sao Sâm và sao Thương.
Sao Sâm tức “Sâm tinh” 参星ở phía
tây, sao Thương tức “Thương tinh” 商星 cũng gọi là “Thần tinh” 辰星 ở phía đông. Hai sao này không bao giờ xuất hiện cùng một lúc, hễ sao này
mọc thì sao kia lặn. Trong văn học cổ Trung Quốc, thường dùng “Sâm Thương” để
ví vợ chồng hoặc bạn bè cách xa, không thể gặp nhau, hoặc anh em không hoà mục,
cũng được dùng để ví sự đối lập. Như trong bài Tặng Vệ Bát xử sĩ 赠卫八处士 của Đỗ Phủ 杜甫có câu:
Nhân sinh bất tương kiến
Động như Sâm dữ Thương
人生不相见
动如参与商
(Đời người
khi biệt li thường khó gặp được nhau
Giống như
sao Sâm và sao Thương hễ sao này mọc thì sao kia lặn)
Phương Nhạc 方岳 thời Tống ở bài Thứ vận Trình Vụ Thực kiến kí 次韵呈务实见记 có câu:
Tích vi Đẩu dữ Ngưu
Kim vi Sâm dữ Thương
昔为斗与牛
今为参与商
(Xưa như
sao Đẩu với sao Ngưu
Nay như
sao Sâm với sao Thương)
https://m.gushiju.net/ju/2111219
Và ở bài Cựu đề Tô Vũ thi 旧题苏武诗 của một tác giả thời Hán không rõ tên, có đoạn:
Cốt nhục duyên chi diệp
Kết giao diệc tương nhân
Tứ hải giai huynh đệ
Thuỳ vi hành lộ nhân
Huống ngã liên chi thụ
Dữ tử đồng nhất thân
Tích vi uyên dữ ương
Kim vi Sâm dữ Thần
Tích giả thường tương cận
Mạo nhược Hồ dữ Tần
…………….
骨肉缘枝叶
结交亦相因
四海皆兄弟
谁为行路人
况我连枝树
与子同一身
昔为鸳与鸯
今为参与辰
昔者常相近
邈若胡与秦
……………..
(Anh với
em như lá với cành
Bạn bè
như cũng tương thân như thế
Bốn biển
đều là huynh đệ
Có ai là
kẻ qua đường đâu
Huống chi
chúng ta như cây liền cành
Tôi và
anh đều từ một thân mà ra
Xưa như
chim uyên với chim ương
Nay như
sao Sâm với sao Thần
Xưa thường
luôn bên nhau
Giờ xa
cách như kẻ đất Hồ người đất Tần)
……………
https://so.gushiwen.cn/mingju/juv_831d79000b23.aspx
Câu 377 bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm diễn ca” tương
truyền của Đoàn Thị Điểm là:
Bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương (320)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/01/2022
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật