Dịch thuật: Hàm nghĩa sớm nhất của chữ "ngã" là gì

 

HÀM NGHĨA SỚM NHẤT CỦA CHỮ “NGÔ LÀ GÌ 

          (ngã) là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chỉ bản thân mình. Bất luận là viết hay nói, đều là một trong mấy chữ có tần suất sử dụng cao nhất. Bạn có biết, “ngã” sớm nhất là chỉ một loại hung khí giết người không?

          (ngã) là chữ hội ý, tùng (qua); tự hình chữ trong giáp cốt văn giống như binh khí. (qua) là loại binh khí thường thấy thời cổ. Qua là bí , dài 6 xích 6 thốn, lưỡi nằm ngang, có thể móc, có thể đánh, khác với mâu chuyên đâm, thù chuyên đánh, cũng khác với kích kiêm cả đâm và móc. Qua thịnh hành từ thời Thương đến thời Chiến Quốc, sau đời Tần dần mất. Bộ phận đột xuất của qua là “viên”, trên dưới của viên đều là lưỡi, dùng để đánh ngang và móc giết, móc cắt hoặc mổ đâm kẻ địch, nhân đó, thời cổ gọi qua “câu binh” 勾兵hoặc “trác binh” 啄兵. Về sau, từ qua phái sinh hàm nghĩa “sát” (giết), vì thế trong Thuyết văn 说文có nói:

Ngã, cổ sát tự.

, 古杀字

(Ngã là chữ “sát” cổ)

          (qua) còn có thể chỉ chiến tranh, như “can qua” 干戈, “yển vũ tức qua, ti từ sự Hán” 偃武息戈, 卑辞事汉 (đình chỉ võ bị, dẹp hết can qua, cung kính thờ Hán). Có thể thấy (ngã) từ đơn thuần chỉ binh khí, đến hàm nghĩa (sát), 战争 (chiến tranh) đã trải qua sự diễn biến lịch sử nhất định. Nhưng bắt đầu từ lúc nào dùng để chỉ bản thân?

          (qua) thời cổ là loại vũ khí rất có tính đại biểu, có thể kích phát ý chí chiến đấu của mọi người. Qua binh 戈兵 thuộc đội quân chính quy của quôc gia. Trong Lễ kí – Đàn Cung hạ 礼记 - 檀弓下có nói, đại trượng phu “trì can qua dĩ vệ xã tắc” 持干戈以卫社稷 (cầm can và qua để bảo vệ xã tắc). Nhân đó võ sĩ thường cầm qua để tự làm chỗ dựa. Trong chiến tranh, quân đội cầm can qua gọi là “qua phương” 戈方, khu biệt với các binh chủng khác, (qua) bèn có nghĩa 我们 “ngã môn” (chúng tôi).

          Thời Tây Chu, (ngã) bắt đầu chỉ bản thân, chính thức trở thành đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. Nhưng thời cổ sử dụng nhiều nhất vẫn là (dư), (ngô); nhân xưng ngôi thứ hai dùng (nhữ), (nhĩ) mà không phải là (nễ). Những từ như   (ngã), (nễ) trong giao tiếp hiện đại thường sử dụng là theo tạp kịch đời Nguyên. Tiểu thuyết Minh Thanh cùng phong trào văn bạch thoại cận đại dần từng bước xác lập địa vị của nó.

                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 27/01/2022 

 Nguyên tác Trung văn

Trong quyển

THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN

趣味文化知识大全

Thanh Thạch 青石 biên soạn

Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013

Previous Post Next Post